OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Dàn ý hãy tưởng tượng mình là Xi- Mông, kể lại chuyện Bố của Xi-Mông.

Dàn ý hãy tưởng tượng mình là Xi- Mông, kể lại chuyện Bố của Xi-Mông.

  bởi minh dương 18/01/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • (A) Mở bài

    • Giới thiệu:
      • Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.
      • Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.

    (B) Thân bài

    Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích "Bố của Xi-Mông".

    (1) Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:

    • Bị bạn bè trêu như thế nào?
    • Bản thân đau đớn ra sao? (trong suy nghĩ, hành động,...)
    • Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè

    (2) Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.

    • Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
    • Cảnh vật lúc đó thế nào? Nó khiến "tôi" cảm giác ra sao?

    (3) Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.

    • Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
    • Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.

    (4) Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình.

    • Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.

    (C) Kết bài

    • Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.
    • Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.
      bởi hồng trang 18/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tôi là Xi mông - một đứa trẻ bất hạnh vì sinh ra đã không có bố. Mặc dù được lớn lên trong vòng tay yêu thương chăm sóc của người mẹ nhưng với tôi vẫn không thể nguôi ngoai. Thậm chí mỗi lần đến trường tôi đều vô cùng sợ sệt vì sự chòng ghẹo của đám bạn.

    Tôi vẫn còn nhớ như in cái khoảng thời gian đen tối đó, có thể nói là đen tối nhất cuộc đời khi tôi chỉ tròn 7-8 tuổi.  Mỗi lần tan trường về tôi lắng nghe lũ trẻ kia xầm xì không ngừng chúng ranh mãnh theo dõi từng bước của tôi. Rồi chúng trêu ghẹo, vô cùng độc ác. Thế nhưng tôi vẫn phải cam chịu và chẳng bao giờ dám phản kháng lại. Thế nhưng có một lần tôi đã xông vào bọn chúng và tất nhiên mình tôi sao có thể chống lại chúng nó, lúc ấy tôi chỉ biết khóc mà thôi. Và tất nhiên những lúc như vậy mẹ lại là người ôm chặt tôi vào lòng rồi dỗ dành.

    Có một lần, tôi nổi giận. Tôi đã đánh nhau với thằng nhóc đó, không chỉ đấm đá mà tôi còn cắn nó. Và đáp lại tôi bị một trận đánh tơi bời. Một đứa nào đó hét to: “Về méc với cha mày đi”.

    Tôi cảm thấy đau lòng lắm. Chúng nó đông hơn còn tôi thì chỉ có một mình và cũng 1 phần là chúng nói đúng tôi là một đưá trẻ không co cha. Tôi nghẹn ngào nhưng vì sĩ diện nên cắn răng nín khóc. Còn lũ trẻ ấy nó vui thích nắm tay nhau mà reo hò ‘Con không cha! Ê hê con không cha’. Tôi bỏ học lang thang trên bờ sông vắng. nhìn những dòng nước chảy cuồn cuộn bỗng dưng tôi muốn chết. Tôi muốn dìm mình xuống sông vì không có cha. Tôi nhìn lên trời rõ ràng có ba đám mây trắng ở xen lẽ nhau như một gia đình tôi bật gọi to “Bố ơi bố ở đâu? Sao bố không về với con”. Thế nhưng đáp lại tôi chỉ là tiếng gió thổi xào xạt. Tôi úp mình trên bãi cỏ và nghĩ về mẹ. Ồ nếu tôi chết thì mẹ Blăng sốt sẽ thế nào? Chắc hẳn mẹ sẽ đau lòng lắm đây.

    Bầu trời thật đẹp dòng nước trong như gương tôi tận hưởng những giây phút êm ả rồi buông mình trên tấm thảm cỏ. Một con nhái xanh từ đâu nhảy đến chân tôi và phải đến lần thứ tư tôi mới có thể bắt trọn được nó. Nhìn nó quẫy đạp trong tay tôi bỗng dưng nhớ đến món đồ chơi của mình. Tôi nhớ đến mẹ và bật khóc. Bất ngờ có bàn tay ai đặt nặng trịch lên vai mình kèm theo đó là giọng nói trầm trầm :

     

    -    Bé con ơi việc gì khiến con buồn đến thế?

    Quay mặt lại tôi thấy một người thợ với hàm râu đen và mới tóc rợn từng sợi đang chăm chú nhìn tôi, Tôi tức tưởi:

     

    -   Tụi nó đánh con vì con không có cha

    Người thợ mỉm cười:

     

    -    Sao kỳ cục vậy… Ai cũng có cha mà con

    Tôi đau thắt người mà trả lời:

     

    -   Nhưng con không có

    Nghe câu đó người thợ bối rối và bảo tôi:

     

    -  Nín khóc đi con. Chú sẽ dắt con về với mẹ. Mẹ con sẽ chỉ cho biết cha ở đâu

    Về đến trước căn nhà nhỏ xinh xắn. Tôi gọi to:

     

    -  Mẹ ơi! Mẹ!

     

    -  Thưa cô, tôi gặp cháu đi lạc ngoài bến sông...

     

    -  Tôi nhào ôm cổ mẹ, mếu máo.

     

    -  Không phải mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông. Tại tụi nó đánh con... Tụi nó đánh con vì con không có cha.

     

    -  Mặt mẹ tôi ửng đỏ, ôm vội con vào lòng mà nước mắt tuôn trên má. Tôi chạy đến chân chân người thợ nói:

     

    -  Chú làm cha con được không...?

     

    -  Ngột ngạt bao trùm, không ai nói một lòi. Tôi liền tuyên bố:

     

    -  Nếu chú không chịu làm cha của con, con sẽ nhảy xuống sông.

     

    -  Được chứ sao không, nhóc con.

     

    -  Tôi làm quen.

     

    -  

    Chú tên gì để có ai hỏi thì con nói?

    -  Philip

     

    -  Tôi ghi nhớ vô lòng và quả quyết nói với chú:

     

    -   Bây giờ chú là cha của con!

    Còn gì hay hơn điều đó? Tôi hạnh phúc ôm ghì lấy cổ chú Phi- líp, dụi vào ngực vạm vỡ của cha.

    Ngày hôm sau đi học, lũ bạn xúm vào trêu chọc tôi. Thay vì uất ức hay giận giữ tôi đáp “ Bố tớ là thợ rèn Phi Líp”. Còn lũ bạn nhao nhao: “Không đúng! KHông đúng! Mày phải có một ông bố đàng hoàng như chúng tao cơ!”. Tôi cũng chẳng biết thế nào mới là một ông bố đàng hoàng cả đành chờ tan buổi học. Lúc đi quan lò rèn tôi rẽ vào gặp bố Phi lip của mình và kể mọi chuyện cho bố nghe. Thấy bố trầm ngâm mà rằng “ Thôi được rồi! Thôi được! Con hãy về nhà đi! Con sẽ có bố ông bố thực sự, ông bố đàng hoàng của con”.

    Sau đó điều tuyệt vời đã xảy ra bố Phi-lip đến nhà ngỏ lời cầu hôn với mẹ Blang sốt của tôi. Bố bảo tôi cần có một người bố thực sự cần người bảo vệ. VÀ tôi thì vô cùng vui mừng vì điều đó. KHỏi phải nói tôi đã vui thế nào còn mẹ tôi thì gạt nước mắt vì hạnh phúc.

    Hôm sau khi đến tường khi cả lớp chuẩn bị đọc bài tôi đứng lên mặt tái đi nhưng môi run run:

     

    -   Cha tao… cha tao là Philip Remy, làm thợ rèn. Đứa nào láng cháng, cha tao sẽ kéo đứt tai

    Không có một ai là không biết đến người thợ rèn Philip remy nổi tiếng và đứa nào cũng hãnh diễn vì có một người cha oai phong như thế. Bố Philip chuyển sang ở hẳn với mẹ con tôi và tôi hãnh diện vì điều đó. Mỗi buổi chiều tôi cùng bố đi dọc bờ sông và nói “Bố Phi-líp của con! Con yêu bố lắm!”

      bởi Phạm Chí Thanh 17/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF