OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Phạm Chí Thanh's Profile

Phạm Chí Thanh

Phạm Chí Thanh

29/12/2004

Số câu hỏi 1
Số câu trả lời 52
Điểm 245
Kết bạn

Bạn bè (1)

Hoạt động gần đây (55)

  • Phạm Chí Thanh đã kết bạn thảo vũ thị phương Cách đây 5 năm
  • Khi chuẩn bị nhận việc ở Sa Pa thì tôi chẳng hào hứng gì cả. Trước khi lên ấy, tôi cảm thấy thật buồn chán với mối tình nhạt nhẽo và tôi đi với tâm trạng chán nản. Nhưng không, tôi đã lầm vì nơi đây có những con người rất tốt, đáng để tôi học hỏi và suy nghĩ lại tất cả. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ với người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn làm tôi xúc động hơn cả.

    Trong chuyến xe lên Lào Cai hôm ấy có cả một bác lái xe, ông họa sĩ và tôi. Khung cảnh ở đây thật đẹp, thật thơ mộng. Có những rặng đào với cả đàn bò lang. Khi tiếp xúc với anh thanh niên, được nghe anh kể về những người khác thì tôi đã hiểu thêm về cuộc sống ý nghĩa của anh cũng như của những người thầm lặng trên đình núi Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét này.

    Tôi vẫn còn nhớ giây phút được bác lái xe giới thiệu cho chúng tôi về anh thanh niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống một mình trên đinh núi nên anh rất “thèm người”. Bác vừa nói xong thì anh xuất hiện. Vóc dáng nhỏ bé, nét mặt tràn đầy sức sống, là những gì toát lên qua cái nhìn của tôi về anh. Qua lời giới thiệu của ông họa sĩ, chúng tôi được anh mời lên nhà chơi. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi hiện ra trước mặt tôi là một vườn hoa. Nào hoa đơn, thược dược, nào hoa hồng,., đầy khắp vườn khiến tôi không còn e thẹn mà chạy ngay đến bên người con trai ấy. Anh trao cho tôi bó hoa một cách tự nhiên và tôi cũng đón nhận bó hoa ấy và tôi có cảm giác như chúng tôi đã quen nhau từ lâu.

    Anh giới thiệu về công việc của mình. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho sản xuất, chiến đấu. Anh kể rằng nửa đêm đang nằm trong chăn, phải chui ra khỏi chăn, ra vườn giữa khí trời lạnh buốt. Tôi thấy tội cho anh vô cùng. Không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình anh còn có một lối sống ngăn nắp mẫu mực.

    Tôi đọc sách còn ông họa sĩ thì trò chuyện với anh. Ông họa sĩ hỏi anh:

    – Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?

    Anh thanh niên cười:

    – Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu.

    Anh hạ giọng tâm sự với chúng tôi rằng lúc chưa vào nghề, nhìn ngôi sao giữa bầu trời đen kịt, anh nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình.

     

    Bây giờ vào nghề, anh mới thấy không phải vậy. Anh còn cho rằng công việc của anh gắn liền với bao công việc của anh em đồng chí dưới xuôi, Cất công việc đi, anh buồn đến chết mất. Anh tâm sự như đọc lại một điều suy nghĩ từ rất lâu. Bất giác anh giật mình khi thấy ông họa sĩ hí hoáy vẽ mình. Anh đã từ chối một cách khiêm tốn và giới thiệu cho ông những người xứng đáng được vẽ hơn. Tôi thấy được biết bao nét đẹp đáng quý hiện rõ trong con người anh. Và dù anh có ngăn cản, ông họa sĩ già vẫn vẽ được nhưng hơi vất vả, hình như ông có chút bối rối về anh. Ông nghĩ “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá. Với những diều làm cho người ta suy nghĩ về anh, và về những diều anh suy nghĩ…”. Cuộc gặp gỡ này đã giúp tôi hiểu sâu hơn về mối tình nhạt nhẽo và yên tâm hơn về quyết định của mình.

    Cuộc vui nào mà chẳng đến lúc phải chia tay. Giây phút đó thật luyến tiếc. Tôi cố tình để lại cho anh chiếc khăn mùi xoa để làm kỷ niệm nhưng anh tưởng tôi quên nên trả lại cho tôi. Anh còn tặng cho chúng tôi một làn trứng gà không tiễn vì bảo đã gần đến giờ “ốp”. Tôi rất cảm phục việc thực hiện giờ làm việc của anh.

    Cuộc nói chuyện tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong tôi và cả ông họa sĩ già những ấn tượng khó quên. Qua cuộc gặp gỡ ấy, tôi đã có những suy nghĩ và tình cảm mới mẻ về con người và cuộc sống. Anh thánh niên đã giúp tôi cảm nhận được hơi thở tràn trề sức sống của những con người làm việc trên Sa Pa. Trước khi nhận việc ở đây, tôi đã chần chừ, chán nản, nhưng giờ đây tôi đã thay đổi cách suy nghĩ của mình.

  • Phạm Chí Thanh đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Cách đây 5 năm

    Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.

         Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.

         Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

         Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.

         Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn. Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

         Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo.

         “Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm hay và đặc sắc. Hình ảnh anh thanh niên vô cùng nổi bật, qua đó ta hiểu thêm về cuộc sống vất vả của những con người thầm lặng và những đức tính vô cùng đẹp của họ.



     

  • Trong sự cảm nhận của cô kỹ sư trẻ mới ra trường ,cuộc sống của người thanh niên là " cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp " ,anh mang lại cho cô " bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên "
    Nếu như người họa sỹ lão thành mới chỉ ghi được " lần đầu trên gương mặt của người thanh niên " thì chính những lời tâm sự của một kẻ " thèm người "khi được gặp người đã là một bức chân dung tự họa khá hoàn chỉnh .Chân dung là gì nếu không phải là những nét vẽ tinh thần ,những nét gợi tả phảm chất ? .Những nét tự họa của anh thanh niên về cả những con người đang làm việc như anh khiến người họa sỹ già ,dù đã trải nhiều chuyện đời phải suy ngẫm rất nhiều : " Người con trai ấy đáng yêu thật ,nhưng làm cho ông nhọc quá .Với những điều làm cho người ta suy nghĩ suy nghĩ về anh .Và những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển ,cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người ".Nỗi " thèm người " ở anh không phải nỗi nhớ cuộc sống đông đúc tiện nghi ,an nhàn như anh nói : " Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng " .Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình ,chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ , cô độc để làm công việc " đo gió đo mưa ,đo nắng tính mây ,đo chấn động mặt đất ,dự vào việc báo trước thời gian hằng ngày phục vụ sản xuất ,phục vụ chiến đấu " .Những con người ấy không hề thấy buồn tẻ ,cô độc .Cái sự " thèm người " của chàng thanh niên là lẽ bình thường của con người ,nhất lại là tuổi trẻ phải ko các bạn ?

     

  • Phạm Chí Thanh đã trả lời trong câu hỏi: Phân biệt các hình thức đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm Cách đây 5 năm

    đối thoại : 2 người nói với nhau

    độc thoại : tự mình nói với mình có nói ra

    độc thoại nội tâm : suy nghĩ trong đầu 0 nói ra

  • Phạm Chí Thanh đã trả lời trong câu hỏi: Câu văn “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẻ...trên đường ấy” là kiểu câu nào? Cách đây 5 năm

    câu nhân hóa

  • Phạm Chí Thanh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích Cách đây 5 năm
  • Phạm Chí Thanh đã trả lời trong câu hỏi: Nghị luận xã hội về khổ 1 và 2 của bài thơ Viếng lăng bác Cách đây 5 năm

    ình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác

    Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, sự ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc. Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện lòng nhớ thương của những người con Việt Nam đối với Bác. Tuy là một bài thơ ra đời khá muộn, nhưng "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác. Toàn bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con miền Nam đối với Bác Hồ. 

    Bài thơ được mở đầu như một lời thông báo nhưng dạt dào tình cảm: 

    "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" 

    Từ miền Nam xa xôi, Viễn Phương cùng các chiến sĩ ra thủ đô Hà Nội để thăm lăng Bác. Đây là một cuộc hành hương xa xôi cách trở. Khi đến lăng Bác, nhà thơ bồi hồi xúc động. Câu thơ thể hiện tình cảm thiết tha của một người con miền Nam qua cách xưng hô gần gũi, mang đậm chất Nam Bộ: "Con - Bác". 

    Đứng từ xa ngắm nhìn lăng Bác, hình ảnh hàng tre bát ngát hiện lên trong màn sương huyền ảo của bầu trời Hà Nội 
    Từ lâu, lũy tre xanh đã trở thành một nét đẹp của làng quê Việt Nam. Tre là người bạn thân thiết, luôn giúp đỡ con người trong mọi công việc: "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín". Nhưng ở đây, hình ảnh hàng tre không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, hàng tre ở đây được so sánh ngầm với con người và đất nước Việt Nam. Tre luôn đoàn kết, gắn bó tạo nên một lũy thành kiên cường thách thức gió mưa, giông bão. 

    Tre là hình ảnh tượng trưng cho tình đoàn kết, cho khí thái hiên ngang, bất khuất và dũng cảm chiến đấu với kẻ thu của người Việt Nam. Tre luôn đứng thẳng như con người Việt Nam thà chết chứ không chịu sống quỳ. Biểu tượng đẹp đẽ ấy được nhà thơ chọn lọc miêu tả quanh lăng Bác, như cả dân tộc Việt Nam vẫn đang sát cánh bên Bác. Hàng tre Việt Nam ấy, phải chăng là hình ảnh của những người con Việt Nam đang quây quần bên vị cha già đáng kính đang đi vào giấc ngủ an lành? Hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa biết bao! 

    Tiến gần hơn đến lăng Bác, nhà thơ bắt gặp hình ảnh mặt trời đỏ rực trên lăng: 

    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 

    Mặt trời rực sáng đem đến sự sống, đem đến ánh sáng tươi đẹp cho trái đất. Nếu mặt trời trong câu thơ thứ nhất là một hình ảnh thực, là một vật thể không thể thiếu của vũ trụ, thì mặt trời trong câu thơ thứ hai lại là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo. Bác như một vầng thái dương sáng ngời, chiếu rọi ánh sáng cách mạng vào tâm hồn để vực dậy sự sống tươi đẹp cho những con người đắm chìm trong bóng đêm nô lệ. Bác là người đã dẫn dắt con đường cách mạng cho toàn thể dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Vì thế, Bác là một mặt trời vẫn luôn ngời sáng, sưởi ấm cho linh hồn của những người con Việt Nam: 

    "Bác sống như trời đất của ta 

    Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa 

    Tự do cho mỗi đời nô lệ 

    Sữa để em thơ, lụa tặng già" 

    (Tố Hữu)

    Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng: 

    "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" 

    Ta nhận thấy cụm từ "ngày ngày" được điệp lại một lần nữa. "Ngày ngày" là sự lặp đi lặp lại, không thay đổi. Điệp lại cụm từ này, có lẽ nhà thơ muốn nhấn mạnh một chân lý. Nếu mỗi ngày mặt trời đi qua trên lăng, tỏa ánh sáng sưởi ấm vạn vật là một điệp khúc không thay đổi của thời gian, thì công ơn của Bác ngự trị trong lòng người dân Việt Nam cũng không phai nhòa theo năm tháng, và hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác cũng đã trở thành một điệp khúc của lòng kính yêu Bác. "Tràng hoa" cũng là một hình ảnh ẩn dụ sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người con Việt Nam là một đóa hoa tươi thắm, hàng triệu con người Việt Nam sẽ trở thành một tràng hoa rực rỡ sắc màu dâng lên Bác. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" tượng trưng cho bảy mươi chín năm Bác đã cống hiến cuộc đời cho đất nước, cho cách mạng.

    Mỗi tuổi đời của Bác là một mùa xuân tươi đẹp dâng hiến cho Tổ quốc. Và giờ đây, Bác chính là mùa xuân còn dòng người là những đóa hoa tươi thắm. Hoa nở giữa mùa xuân, một hình ảnh đẹp đẽ, ý nghĩa biết bao! 

     

    Bài số 2:

    Sinh thời Hồ Chí Minh vừa là một nhà văn, một nhà thơ vừa là một nhà hoạt động Cách mạng. Sự cống hiến của Người dành cho dân tộc Việt Nam là khôn kể. Chính sự hi sinh độ lượng ấy đã làm nên một Hồ Chí Minh sống mãi trong tâm trí hàng triệu người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế để rồi bức tượng đài hùng vĩ về Người đã dần đi vào thơ ca một cách rất đỗi tự nhiên. Có thi nhân viết về Bác với những công lao vĩ đại, cũng có những thi nhân đi sâu vào ca ngợi tài năng thơ ca, con người Bác còn Viễn Phương lại khác. Ông đã chọn cho mình một cách viết rất riêng. Đó là dòng cảm xúc của một lần tới lăng viếng Bác qua bài thơ "Viếng lăng Bác" mà trong đó hai khổ thơ đầu đã bộc lộ cảm xúc của tác giả lần đầu vào lăng viếng Bác. 

    Mở đầu bài thơ như một lời kể rất đỗi tự nhiên:

     "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

    "Con" – "Bác" cách xưng hô sao mà gần gũi, thân thiết đến thế? Không phải đến đây để viếng mà là để "thăm". Chữ "thăm" là cách nói giảm, nói tránh vô cùng tinh tế, nó giúp giảm bớt đi sự mất mát, đau thương. Câu thơ mở đầu hướng ta đến với hình ảnh một người con lâu ngày mới có dịp về thăm người cha già kính yêu của mình. Về nơi đây, người con ấy còn thấy:

    "Đã thấy trong sương hàng tre xanh bát ngát 

    Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam 

    Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

    Ba câu thơ là ba biện pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Từ láy "xanh xanh, bát ngát", thành ngữ "bão táp mưa sa", biện pháp nhân hóa "đứng thẳng hàng" đã cùng nhau làm nên cái hồn cho một hàng tre vốn vô hồn. Mỗi câu thơ hiện ra dần hay hơn, có hồn hơn khi đặc tả sức sống gan góc, kiên cường của hàng tre xanh bát ngát một màu. Và ở đây, tre xanh không chỉ còn là loài cây thân thẳng nữa mà nó đã được biến thành biểu tượng tượng trưng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường. Ẩn sâu trong ý thơ là niềm tự hào còn xen lẫn cả sự bồi hồi, xúc động.

    Bước sang khổ thơ thứ hai là những hình ảnh hoàn toàn quen thuộc nhưng được diễn tả với một giọng thơ đầy mới lạ:

    "Ngày ngày mặt trời đi qua lăng 

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

    Nếu mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ tỏa ánh nắng rực rỡ, chói chang xuống nơi trần gian, ban tặng sự sống đến muôn loài, vạn vật thì mặt trời trong câu thơ tiếp theo lại là hình ảnh ẩn dụ cho Bác. Người là vị cha già vĩ đại của dân tộc, là người dẫn dắt cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. Bác là mặt trời đang ngự trị trong lăng để hàng ngày mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ đi qua phải ngắm nhìn mặt trời của dân tộc Việt Nam. Ví Bác như mặt trời nhằm ca ngợi công lao của Bác với dân tộc Việt Nam và Bác vĩnh viễn hóa, bất tử hóa trong lòng người Việt Nam. Bên cạnh hình ảnh mặt trời tráng lệ còn là dòng người nối tiếp:

    "Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ 

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

    Với điệp từ "Ngày ngày" kết hợp cùng hai từ "dòng người" đã diễn tả hình ảnh lặp đi lặp lại thường xuyên, liên tục, là sự nối tiếp không dừng lại của đoàn người vào lăng. Và cũng thông qua hai nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ tác giả đã vẽ nên bức tranh dòng người đang lần lượt xếp hàng thành vòng tròn để dâng lên cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân là dâng lên Người những thành quả đã gặt hái được.

    Như vậy xuyên suốt hai khổ thơ là những cảm nhận rất thực và vô cùng tinh tế của Viễn Phương trong một lần vào lăng. Cảm xúc ấy khi thì bồi hồi, xúc động, tự hào, khi lại vô cùng biết ơn, thành kính. Hai khổ thơ cũng đã đưa ta về với hình ảnh rực rỡ của vị cha già vĩ đại, kính yêu ngàn đời còn sống mãi theo năm tháng, theo thời gian.


     

  • Phạm Chí Thanh đã trả lời trong câu hỏi: Không, không bác đừng vẽ cháu thuộc kiểu câu gì? Cách đây 5 năm

    câu cầu khiến

  • Phạm Chí Thanh đã trả lời trong câu hỏi: Trình bày suy nghĩ về đề tài ” Làm thế nào để trở nên mạnh mẽ? Cách đây 5 năm

    Trong cuộc đời, không ai sinh ra là hoàn hảo cả. Cho dù bạn có thể thấy ai đó không hề có một chút khuyết điểm nào đi chăng nữa, thực ra họ vẫn có đầy sự thiếu sót mà bạn không thể nào biết được. Đúng vậy, ông trời không bất công với ai cả, không cho ai sự đủ đầy và cũng chả lấy mất của ai cái gì. Bạn có thể tìm ra điểm mạnh của mình để phát triển thay vì chỉ ngồi đó, than vãn với trời đất về điểm yếu của mình. Có khi, vũ khí lợi hại giúp bạn thành công lại là tính cách qua sự rèn luyện đấy! 

    Yếu tố đầu tiên không thể thiếu trong quá trình rèn luyện bản thân trở nên mạnh mẽ chính là sự tự tin. Rất khó để có thể thực sự tự tin. Vốn là con người nên ai cũng vô cùng yếu đuối. Chúng ta luôn bị ám ảnh bởi những nhược điểm, sai lầm của chính mình. Khi biết được xung quanh ta có rất nhiều người giỏi và tuyệt vời hơn mình, chúng ta khó có thể vui vẻ và hạnh phúc. Ta thường hay đem bản thân ra đê so sánh với người xung quanh, luôn tự thấy rằng mình thật nhỏ nhoi và thấp bé.

    Nhưng, nên nhớ rằng, trên con đường của ta chỉ có duy nhất ta mà thôi, chả có ai đứng trước bạn và cũng chả có ai đứng sau bạn cả. Con đường đó là của riêng ta, ta luôn có một vận tốc nhất định và một thời điểm đặc biệt để tỏa sáng. Ta không nên dùng bước đi của ai khác, cũng đừng dùng vận tốc của người ta để dùng trên con đường của mình. Chúng ta không thể nào học cách tự tin trong ngày một ngày hai được, đó không hề là một chuyện đơn giản mà là một quá trình cần rất nhiều nỗ lực.

    Để có thể tự tin vào những bước chân của mình, bạn phải thực sự nỗ lực, dốc hết sức với lựa chọn của mình. Chỉ cần bạn luôn luôn tiếp tục bước đi về phía trước, không dừng lại, không băn khoăn bản thân sẽ đi đến đâu, không phải băn khoăn đích đến ở cuối con đường là gì, bạn sẽ có một điểm đến.

    Sự mạnh mẽ của ta còn có thể được biểu hiện qua sự tự kiểm soát bản thân. Kiểm soát bản thân là khả năng điều chỉnh phản ứng cơ thể. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta giữ được bình tĩnh, khi cái đầu của ta luôn lạnh. Cách mà người thành công đạt được mục tiêu là họ sử dụng rất nhiều lí trí để xử lý vấn đề. Yếu tố này sẽ giúp ta mở rộng được mối quan hệ có lợi và xây dựng được sự nghiệp tốt hơn.

Điểm thưởng gần đây (2)

  • Phạm Chí Thanh: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 2 năm
  • Phạm Chí Thanh: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
OFF