OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 câu đầu bài Phò giá về kinh

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 câu đầu bài thơ "Phò giá về kinh"

( GIÚP MÌNH VỚI NHÉ )

  bởi thúy ngọc 29/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Đất nước ta dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng trong lịch sử đã có rất nhiều chiến thắng vang dội. Mỗi lần chiến thắng là một lần in sâu vào sử sách Việt tinh thần yêu nước và hào khí ngút trời của quân dân ta, đồng thời làm rạng danh công lao to lớn của các vị vua, vị tướng thời xưa. Họ không chỉ trực tiếp ra quân mà còn sáng tác ra nguồn cổ vũ quân dân về tinh thần qua các tác phẩm văn học. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) của vị tướng-nhà thơ Trần Quang Khải.

    Dưới thời Trần không chỉ nhân dân ta mà các vị anh hùng còn viết nên bao trang sử vẻ vang hào hùng. Trần Quang Khải là một vị tướng tài giỏi, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần về kinh đô Thăng Long và từ đó bài thơ này ra đời từ cảm hứng của ông. Xuyên suốt bài thơ là lối nói giản dị, cô đúc nhưng đã thể hiện rõ nét nhất hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của nhân dân ta.

    Chương Dương cướp tướng giặc

    Hàm Tử bắt quân thù

    Hai chiến công Chương Dương, Hàm Tử đều được nhắc đến trong lời thơ đầu tiên. Các chiến công oanh liệt đó gợi lại sự kiện lịch sử nổi tiếng thời Trần, hai trận thắng lớn trên sông Hồng đại thắng quân xâm lược Mông-Nguyên. Ta có thể thấy niềm vui hân hoan tự hào sau chiến thắng vẻ vang của quân dân một nước tuy nhỏ nhưng ý chí lớn. Bằng cách đảo vị trí các địa danh lịch sử Chương dương, Hàm Tử gợi nhắc sự kiện và động từ mạnh lên đầu câu, hai câu đầu tiên đã diễn tả hiện thực kháng chiến chống giặc ngoại xâm và không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta. Đồng thời tác giả đã phản ánh sự thất bại thảm hại của kẻ thù khi mà tướng giặc bị “cướp” còn quân thù thì bị “bắt”. Từ đó càng nêu cao và làm nổi bật hơn chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và ý chí chiến đấu hừng hực của đội quân chính nghĩa trước sự xâm lược phi nghĩa của lũ giặc.

      bởi Đỗ Thị Hảo 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF