OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử?

  bởi Trần Thị Trang 12/08/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

    Xác định đề tài: 

    Trước tiên, em cần trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì?

    Mục đích viết bài này là gì?

    ⟹ Mục đích viết bài là kể lại một sự kiện có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử em biết. 

    Người đọc bài viết này có thể là ai?

    ⟹ Người đọc bài viết này có thể là tất cả mọi người, các bạn học sinh…

    Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu, chân thực. 

    Thu thập tư liệu: 

    Em cần thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ tài liệu thực tế: hình ảnh, lời kể…. đến các tài liệu lưu trữ. 

    Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

    Dàn ý:

    Mở bài: 

    - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

    - Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

    Thân bài:

    1. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật sự kiện:

    - Câu chuyện, huyền thoại liên quan.

    - Dấu tích liên quan

    2. Thuật lại nội dung diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử:

    - Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

    - Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

    3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật, sự kiện lịch sử.

    Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

    Bước 3: Viết bài: 

    Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Riêng thân bài, em cần lưu ý:

    - Khi thuật lại nội dung diễn biến, cần chỉ ra mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật sự kiện lịch sử qua các bằng chứng, nhân chứng, vật chứng hoặc tư liệu đáng tin cậ

    - Sử dụng yếu tố miêu tả một cách hợp lí, chọn lọc (tả chân dung nhân vật, tả cảnh quan, tả vật chứng, nhân chứng,... khi cần), kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hoà, tự nhiên.

    Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

    Xem lại và chỉnh sửa

    - Học sinh tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết. 

    Rút kinh nghiệm

    - Viết bài giúp em có thêm kinh nghiệm khi viết về sự việc có thật liên quan đến sự kiện lịch sử: việc thu thập tài liệu, viết bài kể chuyện…

    - Nếu được thực hiện lại bài viết, em sẽ kể chi tiết và có thêm những dẫn chứng cho bài viết được tốt hơn. 

      bởi Tường Vi 12/08/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF