OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hướng dẫn soạn Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

soan bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm

  bởi May May 28/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • SOẠN BÀI TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM

    I. NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM

    1. Nhu cầu biểu cảm của con người

    Đọc các câu ca dao trong SGK trang 71 và trả lời câu hỏi:

    Câu hỏi: Mỗi câu ca dao trên thồ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm đế làm gì? Theo em, khi nào con người ta cảm thấy cần làm văn biểu cảm? Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè em có thường biểu lộ tình cảm không?

    Gợi ý

    - Bài ca dao:

    “Thương thay con quốc giữa trời,

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

    Bộc lộ lòng thương cảm đối với những kiếp người “thấp cổ bé họng” dưới chế độ cũ. Dù cuộc sông của họ chịu nhiều oan trái nhưng chẳng ai thấu tỏ.

    - Bài ca dao: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... nắng hồng ban mai” diễn tả cảm xúc của chàng trai về niềm say mê trước vẻ đẹp của cánh đồng và nét phơi phới đầy sức xuân của cô gái. Qua đó, chàng trai muốn bộc lộ tình cảm sâu kín đối với cô gái.

    - Qua hai bài ca dao trên, ta có thế nhận thấy khi con người có những tình cảm tốt đẹp chứa chất trong lòng cần được người khác sẻ chia và cảm thông, khi đó chúng ta có nhu cầu biếu cảm.

    - Để tâm sự và sẻ chia với người thân, bạn bè ở xa chúng ta, em thường viết thư vì trong thư bao giờ cũng dề bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

    2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

    Câu hỏi 1: Hai đoạn văn biếu đạt những nội dung gì? Nội dung ấy có

    Đọc hai đoạn văn trong SGK tr. 72 và trả lời câu hỏi: đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?

    Gợi ý:

    - Đoạn (1), biểu hiện nồi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm giữa Thảo và người viết thư. Người viết đã biểu hiện tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp.

    - Đoạn (2), thông qua cảm xúc khi nghe tiếng hát dân ca trên đài trong đêm khuya, người viết biếu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

    Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy nội dung của hai đoạn văn hoàn toàn khác với văn bản tự sự và miêu tả vì cả hai đoạn văn đều không phải một câu chuyện kể hoàn chỉnh mà chỉ gợi lại kỉ niệm. Riêng đoạn (2) biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

    Câu hỏỉ 2: Có ý kiến cho ràng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành với ý kiến đó không?

    Gợi ý:

    Như chúng ta đã biết, đôi tượng trong văn biểu cảm là những tình cảm đẹp, vô tư trong sáng, còn những tình cảm xấu xa, hẹp hòi, ích kỉ chỉ là đốì tượng đế phê phán. Do đó ý kiến cho răng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là những tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn là rất chính xác.

    Câu hỏi 3: Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?

    Gợi ý:

    Hai đoạn văn trên đều là những văn bản biếu cảm, song mỗi đoạn lại có phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc khác nhau.

    - Đoạn 1 thông qua các từ ngữ: “thương nhớ đi”, “xiết bao thương nhớ” tác giả đã biểu đạt trực tiếp những tình cảm, cảm xúc của bản thân

    - Đoạn 2 tác giả không nói trực tiếp mà mượn nhân vật, hình ảnh (mượn tiếng hát trong đêm) để biểu cảm gián tiếp tình cảm của mình với quê hương đất nước.

    Bài tập 1. So sánh hai đoạn văn và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn đó.

    Gợi ý:

    Đọc hai đoạn văn ta nhận thấy đoạn văn (a) nói về đặc điểm và công dụng của cây hoa Hải Đường. Đoạn (b) thông qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ cộng với các vếu tố tưởng tượng và lời văn miêu tả về thân lá hoa Hải Đường, nhà văn đã biến loài hoa này thành biểu tượng của tình cảm. Từ đó bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về loài cây em yêu. Đến đây ta có thê khẳng định đoạn văn (b) là văn biểu cảm.

    Bài tập 2. Hãy chỉ ra nội dung biếu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

    Gợi ý

    - Bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung biểu cảm đó là lòng tự hào của dân tộc, thế hiện ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quyết thắng giặc ngoại xâm.

    - Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư thế hiện niềm tự hào trước chiến thắng, niềm tin và khát vọng muôn thuở vào nền thái bình của dân tộc.

    Bài tập 3. Kể tên một số bài văn biểu cảm hay mà em biết.

    Gợi ý:

    HS có thể tham khảo các văn bản: Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi.

    Bài tập 4: Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

    Gợi ý

    Tham khảo đoạn văn sau:

    “Tự nhiên như thê": ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu cùa mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm đựợc cô gái còn son lấy chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

    (Mùa xuân của tôi - Vũ Băng)

      bởi Hoàng Long 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

    - Hai câu ca dao đầu tiên thể hiện nỗi thương cảm với những thân phận người nhỏ bé, kêu vô vọng nhưng không ai thấu, không ai thương xót

    - Bốn câu ca dao tiếp theo: Niềm vui phơi phới của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trước muôn nẻo đường đời.

    → Con người khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc sẽ làm văn biểu cảm.

    Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.

    2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

    Đoạn văn số (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ thông qua nhắc lại một số kỉ niệm

    → Cách biểu cảm thường thấy trong từ ngữ, thu từ, nhật kí

    - Đoạn văn (2) thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước

    Cả hai đoạn văn đều chưa có nội dung hoàn chỉnh nhưng thể hiện được tình cảm và tâm trạng của người viết

    b, Hai đoạn văn cho thấy: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm đậm chất tư tưởng nhân văn

    - Khi con người nảy nở tình cảm chân thành, nhân văn thì sự bieur cảm trở nên đặc sắc, cuốn hút

    c, Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên có những đặc điểm:

    - Đoạn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (nói về kỉ niệm thương nhớ đối với bạn)

    - Đoạn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (tác giả thông qua miêu tả tiếng hát của cô gái)

    Như vậy, cách biểu cảm có thể thực hiện hai cách: bộc bạch trực tiếp tình cảm, hoặc biểu cảm thông qua những kỉ niệm, hình ảnh gợi liên tưởng.

    II. Luyện tập

    Bài 1 (trang 73 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường nhưng:

    - Đoạn văn 1: chủ yếu tả chính xác về đặc điểm của loài hoa hải đường

    - Đoạn văn b sử dụng yếu tố tưởng tượng và biểu cảm để khơi gợi vẻ đẹp và cảm nhận tinh tế, lưu lại dấu ấn của tác giả.

    → Đoạn văn về hoa hải đường cho thấy tác giả sử dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả để tạo nên bức tranh biểu cảm về hoa hải đường.

    Bài 2 (Trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cả hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều là văn biểu cảm trực tiếp. Bởi:

    Cả hai tác phẩm đều nói về lòng tự tôn dân tộc, tình yêu nước sâu sắc, trực tiếp

    - Sông núi nước Nam thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền trước mọi thế lực xâm lược.

    - Phò giá về kinh thể hiện tình cảm trực tiếp của tác giả trước chiến thắng vang dội của nước Đại Việt cũng như khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Qua đó bộc lộ hào khí Đông A

    Bài 3 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Một số bài văn, bài thơ biểu cảm: Khăn thương nhớ ai (ca dao), Cảm hoài, Thu điếu, Đây mùa thu tới, Khóc Dương Khuê, Bánh trôi nước…

    Bài 4 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Đoạn văn biểu cảm:

    Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.

     

    ( Những tấm lòng cao cả- Et- môn- đô A- mi-xi)

      bởi B Ming_ 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

    - Hai câu ca dao đầu tiên thể hiện nỗi thương cảm với những thân phận người nhỏ bé, kêu vô vọng nhưng không ai thấu, không ai thương xót

    - Bốn câu ca dao tiếp theo: Niềm vui phơi phới của người con gái trước cánh đồng và tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trước muôn nẻo đường đời.

    → Con người khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc sẽ làm văn biểu cảm.

    Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.

    2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

    Đoạn văn số (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ thông qua nhắc lại một số kỉ niệm

    → Cách biểu cảm thường thấy trong từ ngữ, thu từ, nhật kí

    - Đoạn văn (2) thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước

    ⇒ Cả hai đoạn văn đều chưa có nội dung hoàn chỉnh nhưng thể hiện được tình cảm và tâm trạng của người viết

    b, Hai đoạn văn cho thấy: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm đậm chất tư tưởng nhân văn

    - Khi con người nảy nở tình cảm chân thành, nhân văn thì sự bieur cảm trở nên đặc sắc, cuốn hút

    c, Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên có những đặc điểm:

    - Đoạn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (nói về kỉ niệm thương nhớ đối với bạn)

    - Đoạn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (tác giả thông qua miêu tả tiếng hát của cô gái)

    ⇒ Như vậy, cách biểu cảm có thể thực hiện hai cách: bộc bạch trực tiếp tình cảm, hoặc biểu cảm thông qua những kỉ niệm, hình ảnh gợi liên tưởng.

    II. Luyện tập

    Bài 1 (trang 73 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường nhưng:

    - Đoạn văn 1: chủ yếu tả chính xác về đặc điểm của loài hoa hải đường

    - Đoạn văn b sử dụng yếu tố tưởng tượng và biểu cảm để khơi gợi vẻ đẹp và cảm nhận tinh tế, lưu lại dấu ấn của tác giả.

    → Đoạn văn về hoa hải đường cho thấy tác giả sử dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả để tạo nên bức tranh biểu cảm về hoa hải đường.

    Bài 2 (Trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cả hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều là văn biểu cảm trực tiếp. Bởi:

    Cả hai tác phẩm đều nói về lòng tự tôn dân tộc, tình yêu nước sâu sắc, trực tiếp

    - Sông núi nước Nam thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền trước mọi thế lực xâm lược.

    - Phò giá về kinh thể hiện tình cảm trực tiếp của tác giả trước chiến thắng vang dội của nước Đại Việt cũng như khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Qua đó bộc lộ hào khí Đông A

    Bài 3 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Một số bài văn, bài thơ biểu cảm: Khăn thương nhớ ai (ca dao), Cảm hoài, Thu điếu, Đây mùa thu tới, Khóc Dương Khuê, Bánh trôi nước…

    Bài 4 (trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Đoạn văn biểu cảm:

    Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.

    ( Những tấm lòng cao cả- Et- môn- đô A- mi-xi)

      bởi Vua Ảo Tưởng 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF