OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

Giải thích giá trị, nội dung, nghệ thuật của câu tục ngữ này

Click để xem full hình

  bởi Nguyentien Nguyentien 13/03/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (4)

  • Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quí giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

    “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

    Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quí giá.

    Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

    Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

    Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

    Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quí giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

    Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quí trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quí hơn thế.

      bởi Vũ Minh Khang 13/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa 

    - Nghệ thuật : vần lưng ( nắng - vắng )

    - Nội dung : nếu tối hôm nay trời nhiều sao thì sáng hôm sau sẽ nắng 

                          nếu tối hôm nay trời ít sao thì sáng hôm sau sẽ mưa 

    - Giá trị : quan sát sao để dự báo thời tiết 

     

      bởi Tr Kathy 14/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Câu 1:Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất nắng đẹp, nắng to. Và như thế người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình.

    -Câu 2: “Nhất canh trì” tức là, thứ nhất vẫn là nghề nuôi cá. Không phải là làm ruộng hay trồng trọt, nghề nuôi cá đem lại cho người nông dân lợi nhuận cao nhất mà không tốn nhiều sức lực. Chỉ cần có một cái ao để thả cá, đi chọn những giống cá mới đem lại nhiều năng suất là người nông dân đã có thể thu hoạch. Không cần phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân bớt đi được phần nào vất vả. Những nghề trồng rau gặt lúa, đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhưng nuôi cá thì việc bị tổn hao là rất ít. Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên ông cha ta đúc rút: nhất canh trì.Kinh nghiệm thứ hai là “nhị canh viên”, tức là nghề trồng trọt. Trồng những loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp cũng luôn đem lại cho người nông dân lợi nhuận lớn. Bởi chúng ta có được sự hậu thuẫn từ thiên nhiên với khí hậu nhiệt đới bốn mùa luân chuyển, mỗi mùa lại một thức quả. Có điều muốn giữ cho cây trái được đến ngày thu hoạch, lại cần người nông dân phải chịu khó chăm bón, phải tự đúc rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Có như vậy, hoa trái mới không bị phá hoại. Việt Nam chúng ta giờ đây mạnh khi xuất khẩu hoa quả sang nước ngoài, đời sống người dân cũng đủ đầy hơn. Nhưng đau lòng khi bắt gặp những loại quả bị tiêm hoá chất đến biến đổi hoàn toàn, khiến cho chính chúng ta còn phải né tránh. Bởi vậy mà “canh viên” cũng vẫn xếp sau “canh trì”.Cuối cùng, chúng ta vẫn không thể không nhắc đến “canh điền”. Việt Nam chúng ta vốn có nền văn minh lúa nước lâu đời, dù xã hội có phát triển đến đâu, ta vẫn giữ lại một góc nhỏ cho nghề làm nông ấy. Bởi chỉ có cây lúa hạt gạo mới nuôi sống được con người, và đức tính của người Việt lại là cần cù chăm chỉ. Nhưng trồng lúa, người nông dân phải chịu nhiều vất vả, lợi nhuận có khi không được như mong muốn. Bão lũ hay hạn hán đi qua, lại quét sạch công sức của người lao động. Bởi vậy mà trồng lúa cũng chỉ được xếp thứ ba.

     


     

     

      bởi Yon Ni 15/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

    Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ của ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

    Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. Không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.

    Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…

    Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

    “Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nước nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: Nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta.

      bởi Lê Trần Khả Hân 02/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF