OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chọn và giải thích một câu tục ngữ

 Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích các câu tục ngữ. Để tham gia cuộc thi đó, em hãy chọn một câu tục ngữ mình tâm đắc và giải thích nó.

(viết đoạn văn ngắn)

  bởi Lê Văn Duyệt 29/03/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Làm bài văn cũng dễ dàng thôi Chỉ cần đầy đủ lý lẽ, dẫn chứng,... là được 
    Cho dàn bài này làm ví dụ : 
    I. Mở bài 
    - Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
    - Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
    - Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
    II. Thân bài 
    a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. 
    -Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc. 
    - Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
    Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta. 
    b) Tác dụng của câu tục ngữ : 
    Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
    Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
    Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
    c) chứng minh nội dung câu tục ngữ. 
    Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết) 
    Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng ) 
    Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
    III. Kết bài 
    Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
    Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. 
    Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
    thanks minh nhe! cam on truoc nhớ tick cho mình nhé

      bởi đặng phùng quí 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thất bại luôn có giá trị của thất bại, không phải thất bại nào cũng là tay trắng, thậm chí có thể nói rằng thất bại là một bài học vô cùng quý giá. Tại sao lại nói như vậy? Sau khi vấp ngã, chúng ta học được cách để trưởng thành hơn, trở nên mạnh mẽ hơn trước những sóng gió. Đó chính là điều mà một người chưa từng va vấp , chưa từng trải qua không thể nào có được. Sau vấp ngã, ta đứng dậy và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

    Khi thất bại, ta còn có được mộ kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá, đó là những kinh nghiệm về những sai lầm để chúng ta không lặp lại nữa, đó là những bí quyết để thành công hơn. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi.NHững người có ý chí không dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình.

    Nhà bác học Edison

    Nhà bác học Edison

    Nhà bác học Edison là một minh chứng cho việc đứng dậy sau thất bại, để tạo ra chiếc bóng đèn mà ngày nay chúng ta đang thắp sáng, Edison đã trải qua hàng nghìn thí nghiệm thất bại.Nếu không đủ kiên trì kiên nhẫn thì làm sao có đủ động lực đứng lên sau hàng trăm lần thất bại như vậy không. Chính những thất bại đó đã sinh ra thành công quý giá đó. Đó chính là những minh chứng cho câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công”.

    Thất bại là mẹ thành công”.Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, không ai không từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, chắc chắn người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước.

    Những bậc vĩ nhân trên thế giới cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ mà nhân loại đang có. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng chống bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá tệ.

    Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay những bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

    Khác nhau giữa người thành công và người thất bại, người thành công biết đứng dậy sau thất bại, còn người thất bại gục ngã sau thất bại. Cuộc sống là muôn vàn khó khăn vất vả. Nếu không có ý chí thì dễ dàng bị đào thải và chìm đắm trong thất bại. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được nhiều thành công hơn. Đó chính là ý nghĩa mà câu ” Thất bại là mẹ thành công”. hay ” chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” dạy chúng ta.

    Câu tục ngữ:”Thất bại là mẹ thành công”, là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Trên con đường lập nghiệp, đầy rẫy những khó khăn thử thách, phải có ý chí, bền vững chắc lòng thì mới biến thất bại trở thành động lức của thành công. Sau thất bại, ta đứng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

    Bài văn mẫu số 2:  giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

    Câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công là một trong những câu tục ngữ vô cùng hay và răn dạy chúng ta nhiều điều. Để giúp các bạn hiểu rõ câu tục ngữ này thì hãy tham khảo bài viết giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công dưới đây nhé.

    Trên bước đưởng đời của chúng ta muốn có được những thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống thì chúng ta đều phải trải qua những gian khổ, quá trình khổ luyện, làm việc miệt mài.

    Trong quá trình gian khổ ấy có thể chúng ta sẽ gặp những thất bịa, những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, cũng từ những thất bại ấy mà chúng ta mới có được những bài học quý báu. Chính vì thế cha ông ta đã từng nói “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng để hiểu được điều nàu chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này.

    Trước tiên, phải hiểu thất bại là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã là khi công việc của chúng ta không suôn sẻ, chúng ta nỗ lực nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc thuận lợi tốt đẹp nhết. Mẹ sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ ý nghĩa trên ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.

    Tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công? Mới mở đầu ta thấy câu nói trên có vẻ trái ngược với nhau. Thất bại là mẹ thành công là hai chuyện trái ngược nhau, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau khi suy ngẫm ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào. Bởi vì sau nhưng lần thất bại ta sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút được những kinh nghiệm quý báu giúp ta tránh được những sai lầm đó.

    Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này không đúng nhưng đối với những kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được những thành công thì những vấp ngã thiếu sót ấy là không thể tránh khỏi.

    Đó là một điều vô cùng tất yếu. Thất bại sẽ giúp ta rèn luyện ý chí, tự tin và bản lĩnh hơn rất nhiều. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn nhỏ trong những lần chập chũng biết đi, chẳng phải chúng ta đã vấp ngã sao? Trong những lần ấy nếu chúng ta buông xuôi thì nhất định sẽ không thể biết đi được. Cũng giống như nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một hoc sinh trung bình, ông chỉ là một trong sinh trung bình mà thôi nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó và đạt được thành công và trở thành một nhà bác học nổi tiếng.

    Như vậy chúng ta đừng bao giờ sợ sự thất bại, bởi vì nếu như chúng ta sợ sự thật bại thì sẽ không mắc một sai lầm nào hết mà nếu như chúng ta mắc sai lầm thì sẽ không thể thành công được. Nếu như lúc nào các bạn cũng lo lắng mình sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ ngã xe và không dám đạp xe thì cả đời bạn sẽ không dám đi xe. Bạn sự nước thì bạn mãi mãi sẽ không bao giờ biết bơi.Cuộc sống không phải bao giờ cũng trải qua đầy hoa hồng và niềm vui đâu các bạn ạ. Mà nó bao gồm cả những thất bại đầy cay đắng và chúng ta cần phải trải qua, để đạt được mốc thành công.Chúng ta không làm được những việc nhỏ nhặt thì những việc lớn chúng ta cũng sẽ không thể làm được, chúng ta cần phải đương đầu với những khó khăn thử thách. Mặc dù nó đem lại cho ta không ít những mất mát nhưng nó mang lại cho chúng ta không ít lợi ích.

    Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải hết sức chú ý chúng ta không phải mù quáng cố làm cho ra những sai lầm. Có người gặp lại lầm thì không thể đứng dậy được chán nản và mãi mãi đứng ở đấy vì chán nản. Nhưng có người phạm sai lầm thì lại càng trưởng thành hơn và thành công hơn. Chính vì thế điều quan trọng nhất đối với chúng ta vẫn là cách chúng ta xử trí những tình huống nguy nan gian khó nhất . Ta cần phải tự tin lạc quan để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.

    Mỗi lần gặp khó khăn thì chúng ta cũng đừng nên quá bi quan mà hãy lạc quan bước về phía trước, hãy dũng cảm vượt qua những khó khăn và cuộc đời dành tặng cho ta, hãy luôn nghĩ rằng cuộc sống sẽ giúp chúng ta thành công hơn nhưng niềm tin mới là điều chắc chắn.

    Là một học sinh, sinh viên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thật bại như bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ vẫn không hài lòng với kết quả chúng ta… Nhúng chúng ta hãy đừng nản chỉ, không buông xuôi và ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong học tập mà còn trong những điều khác trong cuộc sống chúng ta cũng phải không được nản chỉ và buông xuôi.

    Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi chúng ta hiểu được những điều đó thì những thất bại khó khăn trong cuộc sống sẽ không còn là gì nữa.

    Bài mẫu 3: Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

    Ngạn ngữ phương Tây có nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: “Thất bại là mẹ thành công”

    Thành công là gì? Đó là đạt được mục tiêu chúng ta mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra.

    Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công.

    Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình.

    Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

    Ngoài ra, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình.

    Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.

    Việc học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: Không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nổ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.

      bởi Nguyễn Lại Thanh Tâm 11/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ xưa, ông cha ta đã luôn đúc kết những lời khuyên răn từ những điều giản đơn trong cuộc sống, đó là kho tàng ca dao tục ngữ với ngụ ý khuyên dạy con cháu nên người trong đó có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Đây là một câu dạy bảo của ông cha với hàm ý cho chúng ta biết tầm quan trọng của môi trường sống cũng như những người xung quanh đến nhân cách cũng như đạo đức của một con người.

    Tục ngữ là một kho tàng vốn sống, kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của thế hệ trước dành cho những lớp thế hệ sau. Từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, ông cha đã đúc kết ra những bài học sâu xa qua từng câu chữ. Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.

    Mượn những hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu, người xưa muốn khuyên răn con cháu một bài học về tầm quan trọng của môi trường sống khi nó ảnh hưởng tới nhân cách của một con người. Con người ta khi sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục và dạy bảo những điều hay điều tốt thì nhất định cũng sẽ trở thành một người có nhân cách, có đạo đức tốt.Giống như đèn hay cách so sánh "Gần đèn thì rạng", nếu ta được sống trong một môi trường với những người có đạo đức tốt, giỏi giang, biết cách cư xử, lễ phép thì đó chính là ngọn "đèn" soi tỏ, giúp người đó hình thành nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức tốt. "Đèn" là tượng trưng cho những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Còn "Mực" tức là những điều xấu, điều không tốt, không lành mạnh, "gần mực" tức là gần những cái xấu, dễ bị ảnh hưởng, bị vấy bẩn nếu "gần mực" mà không khéo léo, chắc chắn sẽ bị dính bẩn.

    Qua những hình ảnh trên, hẳn mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra lời khuyên mà ông cha ta muốn dành cho chúng ta qua câu tục ngữ trên. Rằng mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết chọn những người bạn hiền để cùng tu tập đạo đức, nhân cách cũng như trí tuệ. Ngoài ra, ta cũng nên tạo ra những môi trường lành mạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển, soi sáng lẫn nhau, mỗi người đều là ngọn "đèn" để người khác được soi tỏ. Đừng sa đà vào những điều xấu xa sẽ bị "lấm bẩn" trở thành một vệt mực xấu xí, bao người xa lánh. Mỗi chúng ta cũng cần tôi rèn ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh khó khăn, để dù trong hoàn cảnh khó khăn, ta vẫn biết vươn lên, biết tránh những điều xấu, bảo vệ được nhân cách đạo đức của mình.

    Không phải ngày nay, mà từ xưa, câu nói của cha ông đã được bao đời kiểm nghiệm và thực hiện, Chúng ta biết đến một Trang Tử đạo cao, đức trọng, hiểu biết thâm sâu, nhưng lại không hề biết sau ông có một người mẹ hiền đã nuôi dạy ông nên người. Xưa kia, nhà Trang Tử vốn ở gần trường học, nhưng trường học đó lại có những đứa trẻ hay gây gổ, bắt nạt bạn bè, không chịu khó học hành. Lo sợ Trang Tử sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, những vết "mực" từ bạn bè, bà đã chuyển nhà tới gần một trường học khác. Nhưng trường học này cũng không có những người bạn hiền, giỏi giang để Trang Tử có thể học hỏi, chính vì thế bà lại chuyển nhà. Đến lần thứ ba, bà đã tìm được một ngôi trường ưng ý để Trang Tử có thể học hành, tu dưỡng tại đó, và sau này là người được lưu danh muôn thuở, là kẻ học sâu hiểu rộng. Vậy ta mới thấy môi trường và bạn bè ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách cũng như đạo đức của một đứa trẻ đến mức nào!

    Cũng như một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài giỏi một đời không chịu đựng nổi chốn quan trường quỷ kế đã một mình cáo quan về ở ẩn tại rừng trúc

    "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

    Người khôn người tới chốn lao xao"

    Ông lo sợ chốn quan trường ấy sẽ biến mình trở thành một kẻ đầy mưu mô, tham lam. Vậy nên môi trường không chỉ hình thành nhân cách mà còn ảnh hưởng vô cùng tới nhân cách một người. Phải luôn biết chọn cho mình con đường trong sáng, lành mạnh để giữ được nhân cách làm người.

    Không chỉ với người xưa, mà lời khuyên cha ông ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" còn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, luôn giáo dục con cái phải biết lễ phép, học hỏi những điều tốt thì chắc chắn những đứa trẻ đó lớn lên sẽ là những người có phẩm cách tốt. Bởi vì cha mẹ chính là tấm gương, là ngọn "đèn" soi tỏ con đường con cái mình đi. Chính môi trường mà cha mẹ tạo dựng cũng như tính cách, sự giao tiếp, đối xử lẫn nhau của cha mẹ là kim chỉ cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một phần nhỏ của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những người bạn tốt, những người thầy tốt mà ta đáng học hỏi, vậy nên phải biết chọn lấy người để chơi, để học tập cùng. "Học thầy không tày học bạn", hãy biết chọn những người có tư cách đạo đức tốt, ngay thẳng để cùng nhau học hỏi. Chỉnh bản thân ta cũng phải biết tu dưỡng học hỏi tốt để có thể trở thành một ngọn "đèn" soi tỏ cho người khác.

    Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những thành phần cá biệt, là "mực", là những điều xấu. Vậy nên mỗi con người cần chú ý tu tập, rèn luyện để có thể hướng những người khác trở thành một con người tốt, một ngọn "đèn" rạng chứ không phải một viên "mực" đen.

    Từ câu tục ngữ trên, ta đã rút ra được bài học cho chính mình, phải biết học hỏi bạn bè, cũng như biết cách chọn lấy những người bạn tốt, những môi trường tốt để rèn luyện, tránh xa những cái xấu, cái không lành mạnh và phải luôn rèn luyện cho xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.

     

      bởi Nguyễn Lại Thanh Tâm 11/09/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF