OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cảm nhận về bài thơ Hoa cau

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Hoa cau của Trần Đăng Khoa

''Nửa đêm nghe ếch học bài

Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây.

Nghe trời trở gió heo may

Sáng ra vại nước rụng đầy hoc cau.''

Help me,please!!!ok

  bởi can chu 19/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Viết về mùa thu, thi sĩ từ cổ chí kim đã dùng bao hình ảnh tuyệt đẹp, từ ngô đồng nhất diệp lạc đến cúc vàng lưng giậu, từ non phơi bóng vàng đến trăng sáng như gương, …Thế mà cậu bé Trần Đăng Khoa lại cảm nhận mùa thu theo một cách riêng qua hình ảnh hoa cau giản dị:

    Nửa đêm nghe ếch học bài,

    Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây.

    Nghe trời trở gió heo may,

    Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau.

    (Hoa cau)

    Những cánh hoa cau trắng muốt mong manh rụng đầy vại nước làng quê phải chăng là “hoa cau cuộc đời” hoá thân thành “hoa cau nghệ thuật” trong thế giới thơ phong phú, giàu tưởng tượng bay bổng của nhà thơ tí hon dễ yêu, dễ mến? “Hoa cau” thoang thoảng thơm mãi con đường thi ca trải rộng, quấn quýt êm đềm trong trái tim những người yêu thơ.

    Những ai từng sống ở làng quê ngày xưa mà chưa từng ngủ quên với bạn ở sân đình bị bố mẹ cho ăn roi, trẻ con ngày ấy nghịch như quỷ sứ và hồn nhiên như hoa lá; ban đêm dành cho tuổi thơ vui chơi, giải trí. Sân đình là nơi hình thành tình yêu quê hương làng xóm của chúng, vì thế ngày xưa làng quê in đâm trong tâm hồn trẻ thơ. Nghĩa là tình bạn, tình yêu quê hương được hình thành một cách tự nhiên và rất sớm.
    Nó không chỉ tác động đến trẻ thơ mà còn tác động đến cả người lớn; không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ. Bởi vì thơ Khoa đã khiến người lớn bâng khuâng, nhớ tới một thời của tuổi thơ, một thời hồn nhiên, một thời làng quê, một thời sống chung vói chúng bạn...nghịch ngượm vui đùa, hết sức vô tư. Thơ Khoa là thơ của tuổi thơ, tuổi thơ đồng quê, mà đặc sắc của thơ Khoa bắt đầu từ chỗ này, chính tuổi thơ đồng quê đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao, bay xa. Đậm đặc chất đồng quê là đặc trưng của thơ Khoa. Ở đây chúng ta nhớ bài: " Hương cau", " Chớm thu":
    Nửa đêm nghe ếch học bài
    Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
    Nghe trời trở gió heo mây
    Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau...
    Nghe tiếng ếch kêu mà liên tưởng đến chuyện học bài chắc chắn đó là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê. Bắt được chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu, không đơn giản chỉ là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người. Dường như cái ranh giới giữa con người và thế giới tự nhiên bị nhòe đi, hòa đồng, nhập lại...
    Bốn câu thơ còn gợi ra không khí đặc trưng của vùng đồng bằng nông thôn Bắc Bộ. Nghe trong thơ có cái chớm lạnh của gió mùa, những ngày chuyển mùa của vùng nông thôn Bắc Bộ; nghe trong thơ như thấy tiếng co ro của trẻ con cần thêm một tấm áo, muốn thêm một chút lửa, muốn xích lại gần nhau. Nghe trong thơ thoáng một chút xao xác hơi buồn và vắng vẻ.( Chắc là trời chớm lạnh nên không được vui đùa chạy nhảy.)

      bởi Nguyễn trọng huấn Huấn 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF