OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày ý kiến của em về câu nói Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi

  bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 09/06/2020
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Trong cuộc sống, hành vi ứng xử trước sự việc xảy ra, của mỗi người đều không giống nhau. Sự khác biệt đó thể hiện đạo đức, nhân cách từng người. Ý kiến sau đã chỉ rõ cách ứng xử của người tử tế và kẻ ti tiện khi có lỗi: “Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi”.

    Tại sao khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi? Tại sao khi có lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi?

    Người tử tế là người có đạo đức tốt, cách sống đẹp, cách ứng xử văn minh lịch sự, được mọi người nể trọng. Còn kẻ ti tiện là loại người xấu tính, phẩm hạnh kém, hèn hạ, nhỏ nhen, bị đồng loại coi thường, coi khinh!

    Ngày xưa, bậc quân tử thì được coi trọng; kẻ tiểu nhân thì bị coi khinh. Xã hội ngày nay cũng có người tử tế được quý mến, còn kẻ ti tiện, chẳng ai dám gần.

    “Nhân sinh vô thập toàn” – người xưa đã nhận xét như vậy. Ai cũng có thể có lỗi này, lỗi nọ. Người tử tế có lỗi vì sơ suất hoặc khách quan mà mắc phải. Với tấm lòng trung thực, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người, người tử tế sẵn sàng nhận lỗi, không né tránh, không phân bua phải trái. Họ lễ phép, họ chân thành nói: “Xin lỗi". Đi đường, do vô ý gây ra va quệt, người tử tế không hề bỏ chạy, họ dừng lại, xuống xe tìm cách giúp đỡ người bạn đường, xin lỗi hoặc bồi thường (nếu có thiệt hại).

    Sẵn sàng nhận lỗi, nhận khuyết điểm, tìm cách sửa chữa là để tự hoàn thiện nhân cách, rút ra bài học để ngày một tốt đẹp hơn. Cán bộ thực sự là công bộc của dân, họ sẵn sàng xin lỗi nhân dân, sẵn sàng nhận trách nhiệm, hoặc đền bù, hoặc tìm cách giải quyết thấu tình đạt lý. Họ được nhân dân quý mến và tin cậy.

    Tại sao, khi có lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi? Kẻ ti tiện chỉ biết mình chẳng hề biết người! Họ đổ lỗi cho người khác, hoặc tìm đủ mọi mánh khóe để chống chế, để đổ vấy cho đồng loại. Khi có thành tích thì kẻ ti tiện, kẻ ranh ma giành lấy, khi có lỗi lầm, khuyết điểm thì kẻ ranh ma né tránh hoặc phủi tay. Thành ngữ “tranh công, đổ lỗi” nhằm vạch mặt kẻ ti tiện trong xã hội.

    Báo chí nói đến nhiều vụ án oan, oán sai, hoặc các vụ cưỡng chế về nhà đất? Hầu như ở địa phương nào cũng có. Vụ án xử oan ông Nguyên Thanh Chấn ở Bắc Giang phạm tội giết người, với mức án chung thân, cho đến nay vẫn chưa thấy vị quan chức nào thành khẩn xin lỗi, nhận lỗi! (Sau 10 năm ông Chấn đi tù, nay đã trở về nhà!).

    Không chịu nhận lỗi, che giấu lỗi, kẻ ti tiện sợ mất uy tín trước cộng đồng, thậm chí sợ mất chức, mất quyền! Nào có thấy “ông cán bộ thoái hóa đạo đức” nào xin từ chức!

    Kẻ ti tiện hám danh hám lợi đạo đức giả, nên khi đã có lỗi, hắn tìm đủ mọi cách “gắp lửa bỏ tay người”. Xây dựng xã hội mới văn minh, tiến bộ là để xây dựng con người có văn hóa, không chí lao động tốt, mà còn có cách ứng xử tốt đẹp. Biết nhận lỗi và tìm mọi cách sửa lỗi mới là người tử tế, người có văn hóa.

    Tuổi trẻ phải biết nhận mặt kẻ ti tiện, xa lánh kẻ ti tiện; luôn luôn tu dưỡng đạo đức, nhân cách để trở thành người tử tế, sống đẹp, sống đàng hoàng trước đồng loại. Là một học sinh, một đoàn viên, tôi muốn trở thành một người tử tế.

      bởi Lê Văn Duyệt 09/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF