Tính dân tộc ở bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Tính dân tộc ở bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Câu trả lời (1)
-
“Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ của dân tộc” - Nguyễn Đình Thi đã nhận xét như thế về thơ Tố Hữu. Đọc Tố Hữu ta thấy nhận xét của Nguyễn Đình Thi thật đúng và cảm nhận được dân tộc đậm đà, thấy phảng phất trong “hồn thơ” của một thời quá khứ. Việt Bắc là một trong số rất nhiều bài thơ mang nét “cổ điển" như thế. Đọc Việt Bắc ta cảm nhận được sức mạnh của bản sắc dân tộc ấy.
Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu trước tiên thể hiện ở hình thức thể hiện. Có lẽ Việt Bắc là bài thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu, trong đó âm điệu lục bát đẫ nhuần nhuyễn, tinh diệu, đến mức mẫu mực:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương.
Những câu thơ lục bát ấy có thể xếp bên cạnh những câu ca dao dân gian, những câu lục bát cổ điển hay nhất của ta. Tiếng Việt trong những câu ấy thật bình dị mà đằm thắm, thật trong trẻo mà sâu lắng. Lời thơ quyện thật chặt với những tiết tấu co duỗi mềm mại, cất lên như những nét nhạc, những giai điệu bằng ngôn từ.
Nhưng nói đến Việt Bắc có lẽ cái gấy ấn tượng đậm nhất trong người đọc là cái cấu trúc độc đáo của nó. Tố Hữu đã tái hiện một bức tranh hoành tráng trải ra trong một thời gian dài tới mười lăm năm (Nhớ khi kháng Nhật thủa cồn Việt Minh) bao quát một không gian rộng, bao quát toàn bộ Việt Bắc (từ "Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào" đến "Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà”). Bài thơ muốn có xu hướng trở thành diễn ca lịch sử (kiểu như "Ba mươi năm có Đảng" sau này!). Nhưng sở dĩ nó không là diễn ca hẳn, bởi vì thi sĩ đã tìm đến một kết cấu truyền thống của lối Hát giao duyên, cả bài thơ dài như một cuộc hát đối đáp nam nữ. Tựa như những khúc trữ tình trong Giã bạn hay Tiễn dặn người yêu. Cả bài thơ dài chủ yếu là lời của hai nhân vật. Người ở lại rừng núi chiến khu là cô gái Việt Bắc, người về xuôi là anh cán bộ cách mạng. Tựa như "liền chị - liền anh" trong hát Quan họ. Cuộc chia tay lớn của cán bộ Đảng và Chính phủ kháng chiến với Việt Bắc được thu vào cuộc chia tay của một trai gái. Nói khác hơn, tác giả đã chọn tình yêu của đôi trai gái làm một góc nhìn để bao quát toàn cảnh Việt Bắc, với "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Chuyện chung đã hoá thành chuyện riêng, chuyện cách mạng của dân nước trở thành chuyện tình yêu của lứa đôi.
Một sự kiện chính trị đã chuyển hoá thành thơ ca theo cách tâm tình hóa chính là một đặc trưng của lối thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu. Việc "dời đô” (Việt Bắc là thủ đô kháng chiến - Tố Hữu gọi là "Thủ đô gió ngàn") đã thành câu chuyện ân tình chung thuỷ của người cách mạng với rừng núi chiến khu, với đồng bào, với quá khứ, với chính mình... Đôi trái gái xưng hô theo lối rất dân gian: Ta - mình. Nỗi băn khoãn lớn nhất của ta và mình trong cuộc chia tay giã bạn là ân tình - chung thuỷ:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?
Phố cao còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng
"Mình về mình có nhớ ta" đã là chuyện chung thuỷ! Nhưng "mình đi mình có nhớ mình” thì ân tình chung thuỷ đã được đẩy lới một mức thật sâu. Mình đi khỏi Việt Bắc là đi khỏi thời gian khổ, nơi gian khổ, có thể mình quên ta, phụ ta. Nhưng mình có nhớ chính mình chăng, có phu chính mình được chăng? Bởi quên Ta cũng chính là quên Mình đó. Những câu hỏi thâm thuý ân tình như vậy đã giúp Tố Hữu dân gian hoá, truyền thống hoá một vấn đề của cách mạng, vấn đề của hôm nay. Người con trai cũng trả lời, cũng ghi lòng tạc dạ với một tinh thần như thế.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Nhớ cao chàng khuất non xanh
Phố đông càng giục chân nhanh bước đường
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
Kết cấu đối đáp hài hoà với lối thơ lục bát giàu chất dân gian như thế đã làm cho bài Việt Bắc của Tố Hữu có cái dáng dấp của một bài hát giao duyên bác họ được viết theo lối dân gian. Nó làm cho bài thơ gần gũi với tâm hồn quần và dễ dàng gia nhập vào mạch văn hoá dân gian, trở thành những bài hát chí có thể trình bày bài thơ theo lối diễn xướng dân gian rất phù hợp.
Có lẽ cũng cần phải nói thêm về phong vị cổ điển của nó. Đây là một nét truyền thống khác của thơ Tố Hữu. Trong bài "Kính gửi cụ Nguyễn Du", chúng ta thấy không khí lục bát thật trang trọng. Thi sĩ đã dùng những thi liệu của “truyện Kiều" để tâm tình với tác giả "Truyện Kiều”. Ông cũng dùng hình thức lấy Kiều, tập Kiều để làm cho bài thơ có phong vị cổ điển. Còn ở đây không thế. Chúng ta đã thấy kết câu trữ tình của bài thơ, giọng điệu tứ bình của bài thơ có phần nghiêng hẳn về cổ điển. Câu lục bát ở những chỗ ấy thường chật chứ không lỏng, chữ "đúc" nhiều, chữ "nước" ít. Hình thức tiểu đối được sử dụng rất dầy và biến hoá nhịp nhàng. Nhưng có lẽ đáng nói hơn vẫn là lối vẽ thiên nhiên : các câu thơ lục bát ấy. Nói riêng đoạn "Hoa cùng người", có thể thấy thi sĩ lạo hình theo lôi xây dựng bộ tranh trữ tình - một hình thức rất phổ của nghệ thuật cổ diển. Hoa và người soi chiếu nhau, tôn vinh lẫn nhau, bức tranh dường như đã tái hiện trọn vẹn đầy đủ nhịp vận hành luân chuyển của thiên nhiên và con người Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trổng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Thành công của bài thơ Việt Bắc còn ở nhiều phương diện khác như: ngôn ngữ, nội dung, hình tượng nhân vật trữ tình... Nhưng có thể khẳng đinh chất dân chất truyền thống đậm đà đã tạo nên sức sống, sức lay động lòng người cho thơ. Và Việt Bắc cùng với những bài thơ khác của Tố Hữu đã khẳng định phong cách độc đáo cùa ông trong suốt chặng đường cầm bút của người nghệ sĩ mạng: từ hiện đại trở về với cổ điển, trở về với nét dân tộc và truyền thống.
bởi ngọc trang 07/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời