OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích Những nét độc đáo trong Thuốc của Lỗ Tấn

  bởi Nguyễn Trọng Nhân 12/06/2020
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Lỗ Tấn là nhà văn vĩ đại của Trung Quốc thế kỷ XX, là " kĩ sư tâm hồn" của dân tộc. Ông đã có rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng và trong đó truyện " Thuốc" là một trong những kiệt tác xuất sắc cùa ông. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và cái chết của nhân vật Hạ Du là nội dung xuyên suốt trong tác phẩm này. Thông qua đó, nhà văn phản ánh chân thực căn bệnh mê muội, lạc hậu của người Trung Hoa lúc bấy giờ. Xây dựng truyện " Thuốc" có những nét độc đáo về kết cấu xây dựng không gian, thời gian, cũng với các nhân vật trong truyện góp vào thành công cho tác phẩm.

    Truyện được kể theo trình tự thời gian từ mùa thu sang mùa xuân. Mỗi thời gian lại có một không gian và những câu chuyện xảy ra. Tác phẩm được mở đầu bằng buổi sáng mùa thu tinh mơ, trăng đã lặn nhưng mặt trời vẫn chưa mọc, tầng không xanh thẳm, trời tối om, không thấy đường, hết sức vắng vẻ, chỉ thấy một màu xam xám mờ mờ. Thời gian, không gian này gợi lên cảm giác rùng rợn, ghê sợ. Mùa thu theo quan niệm của người Trung Hoa chính là mùa của sự tù hãm, ngọt ngạt, mùa thể hiện sự chết chóc. Không gian và thời gian này là một câu chuyện về vị thuốc - bánh bao tẩm máu người.Thằng Thuyên - con trai của lão Hoa Thuyên, mắc bệnh lao, đây là một căn bệnh vô cùng khó chữa lúc bấy giờ. Lúc đó, người ta truyền tai nhau là có một vị thuốc có thể chữa khỏi bệnh lao. Đó là chiếc bánh bao tấm máu người chiến sĩ làm cách mạng. Để chữa khỏi bệnh cho Thuyên, người cha thương con đó đã dậy từ rất sớm để ra pháp trường, nơi bán thứ thuốc độc kinh dị này " Ngoài đường, trời tối om, hết sức vắng. Chỉ mặt đường xam xám là trông thấy rõ". Lãonói nhỏ nhẹ với vợ " đưa cho tôi". Đó chính là một gói bạc, lão cầm mà bản thân cảm thấy run run, ấn xuống. Như thể lão đang cầm chính tính mạng của đứa con trai lão. Bởi chính gói bạc này sẽ cứu được đứa con trai.Vị thuốc mà lão đi mua là chiếc bánh bao nhuống máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Đây là chính máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Chiếc bánh bao ấy sau khi mua về nhà thì được gói trong lá sen và nướng trong bếp. Một mùi thơm quái lạ tỏa ra khắp quán. Khi đứa con trai ăn vị thuộc lạ này cả hai vợ chồng lão Hoa và bà Hoa đều trố mắt nhìn con và cũng lặp lại câu: " Thôi con đi ngủ một giác, sẽ khói ngày". Nhưng dù Thuyên có ăn chiếc bánh đó thì vẫn chết. Chiếc bánh bao này không phải vị thuốc có thể chữa khỏi căn bệnh lao, đây không phải thuốc chữa bệnh mà mà một thứ thuốc độc Nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của Thuyên chính là căn bệnh u mê, mông muội của cha mẹ Thuyên nói riêng và cả xã hội Trung Hoa nói chung. Bởi khi ông Hoa Thuyên mang chiếc bánh bao đó về, những người xung quanh đều nhấn mạnh " cam đoan thế nào cũng khỏi" rồi" Ừ, thằng Thuyên nhà ông may phúc thật! Nhất định khỏi thôi mà". Nhưng rồi kết quả thì không được như vậy!

    Xuyên suốt trong tác phẩm có rất nhiều nhân vật như lão Hoa, bà Hoa, thằng Thuyên, bác cả Khang, cậu Năm gù ...... Trong đó không thể không nhắc đến nhân vật quần chúng. Nhân vật đám đông xuất hiện ở những không gian khác nhau như ở pháp trường, ở nhà lão Hoa. Ở pháp trường là khi lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì một đám đông xuất hiện, những ngày tụm năm, tụm ba đã dồn vào một chỗ, rồi xô nhào tới như nước thủy triều. Hình ảnh đám đông người nào người nấy dướn cổ ra, xô đẩy nhau ào ào, chen lão suýt nữa ngã. Họ đến để xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du. Lỗ Tấn lấy hình tượng đám đông đi xem hành hình khiến cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh đám đông xem hành hình một người Trung Quốc và chính điều đó khiến cho Lỗ Tấn quyết định đổi nghề sang viết văn. Không gian tiếp theo là ở quán trà nhà lão Hoa: có các nhân vật như cậu Năm Gù, Cả Khang, người tóc hoa râm, anh chàng hai mươi tuổi. Có những người ngày nào cũng lê la ở quán trà như cậu Năm gù. Ngày nào cũng thường đến sớm nhất và cũng về muộn nhất. Người râu hoa râm và anh chàng hai mươi tuổi kia thì chỉ phụ hoa bên cạnh và hùa theo đám đông. Trong quán trà, họ bàn luận với nhau đủ thứ chuyện. Chuyện về công hiệu đặc biệt của loại thuốc tẩm máu người kia. Bác Cả Khang thì liên tục nhắc câu : " cam đoan thế nào cũng khỏi". Kiếm lời từ máu Hạ Du nhưng lại cho rằng mình không được lợi lộc gì. Và cho rằng hành động tố giác cháu của Cụ Ba là khôn ngoan. Họ cũng bàn luận về Hạ Du. Mọi người cho rằng anh là một thằng điên, thằng quỷ sức, thằng nhãi ranh con, vào nhà tù còn rủ người khác làm giặc. Hạ Du chết, có nhiều người gặp may: Lão Nghĩa mắt cá chép tước được cái áo, Cụ Ba tố giác cháu mình được thưởng tiền, bác Cả Khang bán bánh bao tẩm máu Hạ Du, .... Nhân dân Trung Hoa lúc này họ đang mắc một căn bệnh đó chính là vô cảm, đớn hèn, họ chỉ nghĩ đến bản thân họ và tìm được lợi cho họ mà không hề quan tâm đến tính mạng của người khác. Chính vì vậy có lẽ cần tìm một thứ thuốc để chữa căn bệnh này cho những người Trung Hoa. Câu chuyện mùa thu diễn ra trong một không gian tối tăm, ngột ngạt, lạnh lão, u ám. Tất cả gieo vào lòng người đọc một sự chán chường, bi quan, tuyệt vọng.

    Tiếp đến là câu chuyện mùa xuân. Tác giả đã miêu tả tiết Thanh minh trời lạnh. Những cây dương liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo. Trong thời tiết đó, hai bà mẹ có hai người con trai đã chết đã gặp gỡ nhau. Hình ảnh nghĩa địa được tác giả miêu tả ở đoạn văn này: " Ở giữa con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chám hoặc chết tù, ở phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo ở phía tay phải". Ý nghĩa của không gian nghĩa địa này chính là nghĩa địa của người chết chám, chết tù để chung nghĩa là người ta không phân biệt đâu là người làm cách mạng, đâu là kẻ cướp, kẻ giết người. Con đường mòn ở nghĩa địa chính là ranh giới vô hình của lòng người, là định kiến lâu đời của xã hội đối với kẻ giàu người nghèo. Hai bà mẹ đã gặp nhau và có sự đồng cảm với nhau. Bà Hoa đã bước sang con đường mòn để chia sẻ nỗi đau với mẹ Hạ Du. Bà đã phá bỏ khoảng cách vô hình ấy vì bà phải vượt qua định kiến, ghê sợ khinh bỉ những kẻ tử tội. Vòng hoa trắng xuất hiện quanh nấm mộ nó thể hiện sự trân trọng, tiếc thiêng đối với người chiến sĩ cách mạng. Nó cũng khẳng định trong trạng thái mê muội của quần chúng vẫn còn nhớ đến và quyết tâm đi theo con đường của Hạ Du.

    Mạch vận động trong truyện Thuốc của Lỗ Tấn khá độc đáo từ sự vận chuyển thời gian từ một đêm thu lá rụng đến một buổi sáng mùa xuân đâm trồi nảy lộc. Không gian cũng có sự vận chuyể từ không gian tối tăm, ma quái ở pháp trường đến không gian chật hẹp, tù túng ở quán nước nhà ông Hoa Thuyên cuối cùng là không gian nghĩa địa mở rộng theo cánh chim vút bay về trời xa. Qua sự độc đáo này, tác giả thể niệm niềm hi vọng lạc quan vào tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Hoa lúc bấy giờ.

      bởi Naru to 12/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF