Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành?
Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành?
Câu trả lời (1)
-
Mỗi mảnh đất trong cuộc kháng chiến của dân tộc đều gắn liền với hình ảnh riêng của mỗi nhà văn. Nếu như nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với mảnh đất miền Nam ruột thịt, thì Tây Nguyên là nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm, nhiều hình ảnh đẹp trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tiêu biểu cho các sáng tác đó là tác phẩm Rừng xà nu (1965) được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tác phẩm là sự ghi dấu về hiện thực của nhân dân đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mĩ, cuộc chiến không chỉ là của riêng thế hệ trẻ dân làng Xô-man Tnú, Rít, Mai, bé Heng… Mà còn là sự lãnh đạo của người đứng đầu làng là Cụ Mết. Một hình tượng của cây xà nu đại thụ – môt biểu tượng chung cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh và là biểu tượng linh hồn riêng của làng Xô-man.
Cụ Mết không xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm nhưng sự xuất hiện của cụ qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thực sự để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt… Ông cụ vẫn quắc thứơc như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng!.. ngực căng như một cây xà nu lớn…” Nhà văn đã tập chung miêu tả ngoại hình từ ngay những dòng văn đâu tiên nói về cụ. Qua đó cụ Mết hiện lên với môt thân hình khỏe mạnh, hùng tráng; bộ râu dài tới ngực mà vẫn đen bóng cho thấy cụ mang dáng dấp đúng của một người già làng; đôi mắt sáng xếch ngược hiện lên một con người có trí tuệ tinh nhanh và uy cường. Với chút miêu tả đó nhà văn cũng đã phần nào chứng tỏ được Cụ Mết là sức mạnh của núi rừng Tây Nguyên. Nhưng không chỉ dừng lại đó nhà văn còn miêu tả về giọng nói của cụ Mết với một giọng nói “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” không chỉ minh chứng cho sức ngân vang của cụ mà còn khẳng định sự lãnh đạo và chỉ huy được đám đông làng Xô-man. Cách nói của cụ như ra lệnh; không bao giờ cụ khen tốt hay giỏi nếu vừa ý thì nói “Được!”. Mệnh lệnh chiến đấu phát ra chắc nịch đó được thể hiện trong đêm Tnú bị giặc đốt mười ngón tay, “Chém! Chém hết!” của cụ như tiếng sấm bên tai không chỉ thúc giục tinh thần trong mỗi người sông lên cứu Tnú, mà còn phần nào đã khiến cho bọn thằng Dục bị đòn bất ngờ và có phầm khiếp sợ. Nhưng giọng nói cụ Mết cũng thật đầm ấm, trang nghiêm, linh thiêng như một huyền thoại – đó là khi cụ Mết kể về câu truyện của Tnú cho dân làng Xô-man. Mọi người vây quanh đống lửa trong không gian của nhà ưng và nghe cụ kể về Tnú với “tiếng nói rất trầm”. Qua đó, bạn đọc có thể thấy cụ Mết hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của các đồng bào vùng Tây Nguyên, là niềm tự hào của cộng đồng dân làng Xô-Man. Giọng nói của cụ như là tiếng của cuội nguồn,của núi rừng, của lịch sử, lời nói của cụ là sấm truyền sử thi, đó còn như những phán quyết của lịch sử, là sức mạnh hào hùng của thời đại.
Trong mối quan hệ với Đảng và Cách mạng, cụ Mết càng là sợi dây gắn kết dân làng với lí tưởng, chỉ dẫn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tinh thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho đám đông làng Xô-man để khắc cốt ghi tâm. Đã có lần cụ từng khẳng định niềm tin ấy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn.” Nhưng quan trọng hơn là cụ Mết đã đưa chân lí đó vào thực tiến của cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc Mĩ bằng những chân lí thật giản dị: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo!…” Nhờ vào ý thức luôn giáo dục truyền thống vẻ vang của làng cho các thế hệ tiếp cận đó mà dân làng Xô-man giữ được truyền thống kiên cường bất khuất, khả năng giữ bí mật tuyệt đối, để làng Xô-man mãi tự hào khi trong suốt 5 năm kháng chiến chưa có cán bộ nào bị giặc bắt hay bị giết trong cánh rừng xà nu này. Nhưng để hiểu vì sao cụ Mết lại có miền tin sâu sắc vào Đảng thì đó chính là nhờ vào sự am hiểu tường tận và giành giot đường lối kháng chiến. Không chỉ là phương châm kháng chiến lấy bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng (chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo). Mà đặc biệt hơn cụ còn am hiểu về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: “đánh thằng MĨ phải đánh lâu dài”. Ngoài ra, qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành ta còn thấy được tính kỉ luật cao trong con người cụ Mết qua cách chỉ huy dân làng khi trốn vào rừng lánh giặc chờ đợi thời cơ tiến hành khởi nghĩa: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông”. Chính vì thế, cụ Mết được nhà văn miêu tả với hình tượng một cây xà nu đại thụ trong rừng xà nu, luôn là bóng lớn cho dân làng Xô-man chống bọn đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng trong cả nước.
Khi nói đến nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, không thể không nói đến phẩm chất cao quý của cụ đối với Tnú, đối với dân làng Xô-man. Qua ngòi bút của nhà văn, cụ Mết hiện lên là một con người có lòng yêu dân làng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Đối với Tnú, cụ luôn lấy anh làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để học tập anh mà một lòng theo cách mạng, tiêu biểu cho sự giáo dục của cụ là bé Heng – bé Heng đã tiếp thu truyền thống của anh Tnú qua cách giáo dục của cụ Mết. Trong lòng cụ, Tnú hiện lên chân thật với “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Cụ thương những người dân làng Xô-man như người thân trong nhà với một sự đùm bọc, lãnh đạo che trở cho tất cả các thành viên. Từ đó, mà cụ trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa tự do, và là linh hồn cuộc khởi nghĩa đồng khởi của dân làng Xô- man.
Cụ Mết không phải là nhân vật chính trong ngòi bút của nhà văn.Nhưng qua tác phẩm, ta cũng thấy được vai trò to lớn của cụ Mết trong việc tô thắm hình tượng nhân vật Tnú với lối kể chuyện lồng trong chuyện qua chuyện một đêm của làng Xô-man. Hình ảnh cụ Mết khiến ta liên tưởng tới nhân vật chú Năm trong tác phẩm “Những đữa con trong gia đình”.Hai con người ở hai vùng miền nhưng trong cùng một thời đại, là thế hệ đi trước, là lịch sử, là người giữ lửa và truyền ngọn lửa cho các thế hệ trẻ, là tinh thần của dân tộc góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước vào một ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, dân tộc được tự do.
Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện ít qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nhưng những gì nhà văn miêu tả về người già làng với một lòng theo Đảng, tin tưởng cách mạng càng làm thêm giá trị cho tác phẩm Rừng xà nu có sức âm vang tới hôm nay và mai sau. Trong lòng bạn đọc, cụ Mết mãi là hình tượng bất tử của cây xà nu đại thu vươn sức bảo vệ cho thế hệ trẻ phát triển để thực hiện thắng lợi thành công cuộc cách mạng dân tộc này.
bởi bach dang 12/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời