OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích

Anh chị hãy phân tích cách đặt vấn đề khéo léo trong tác phẩm “ tuyên ngôn độc lập “ của hồ chí minh
  bởi Trần Mỹ Dung 25/08/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • + Mở đầu bản tuyên ngôn độc lập ta thấy cách đặt vấn đề của Hồ Chí Minh rất bất ngờ, độc đáo , sáng tạo, thú vị bởi Người không ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc mà lại trích dẫn những lời "bất hủ" trong bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776 :" Tất cả mọi người đều sinh ra đời có quyền bình đẳng ....quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" ; và bản tuyên ngôn của Pháp năm 1791 :" Người ta sinh ra được tự do và bình đẳng về quyền lợi..." Điều đó đã cho thấy Hồ Chí Minh đã rất sắc sảo, trí tuệ khôn khéo, kiên quyết trong cuộc đối thoại này + Bởi đó là hai bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Pháp và Mĩ thế kỷ XVIII, di sản tư tưởng của nhân loại, đánh dấu buổi bình minh của cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, đã có công lao nêu thành nguyên tắc pháp lý- quyền cơ bản của con người , vì vậy có sức thuyết phúc người đọc, người nghe. + Lấy hay bản TNĐL nổi tiếng của lịch sử nhân loại làm mở đầu cho bản tuyên ngôn nước mình, Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện vốn hiểu biết văn hóa và trân trọng văn hóa nhân loại, tôn trọng người Pháp và người Mĩ tiến bộ mà còn thể hiện sự kiên quyết bởi đây là hình thức " gậy ông đập lưng ông". Đúng là bác bỏ luận điệu của kẻ thù không gì thích đáng hơn là dùng lý lẽ của kẻ thù để tự đẩy chúng vào thế tự vạch mặt. HCM đã nhắc họ đừng làm vấy bẩn lên lá cờ nhân đạo mà tổ tiên họ đã trải qua bao đấu tranh ms giành được. + Với cách trích dẫn này Người còn thể hiện ngầm được lòng tự tôn dân tộc khi đặt ba nền độc lập ngang nhau, ba cuộc cách mạng ngang nhau, ba bản tuyên ngôn đăng đối. Điều này khi xưa Nguyễn Trãi cũng đã từng thể hiện trong Bình Ngô đại cáo: "Từ Triệu, Đinh, Lý , Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương" + Một sự tài tình của Hồ Chí Minh nằm trong ba chữ " Suy rộng ra" điều đó cho thấy Bác đã khéo léo vận dụng những tinh hoa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây hơn một thế kỷ bằng cách nâng lên một tầm vóc lớn lao, khái quát hơn : từ quyền lợi của con người nói chung trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp đã nâng lên thành quyền dân tộc " tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng". Nghĩa là không chỉ có cá nhân bình đẳng mà các dân tộc cũng có quyền bình đẳng , quyền tự chủ , tự quyết. Chính ý kiến suy rộng ra của Bác có ý nghĩa lớn lao đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà một nhà văn hóa nước ngoài trong cuốn " Hồ Chí Minh trong lòng thế giới" có viết : "Cống hiến lớn nhất của Hồ Chí Minh là Người đã phát triển quyền lợi con người thành quyền lợi dân tộc." NHẬN XÉT : Qua phân tích ở trên ta thấy đoạn văn mở đầu hết sức ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, hai câu trích dẫn bổ sung cho nhau, một lời bình luận sáng tạo đầy chất trí tuệ, một câu khẳng định đanh thép đó là những lẽ phải không ai chối cãi được để làm nổi bật luân lý chính trị , cơ sở pháp lý vững chắc của quyền độc lập dân tộc. Bonus cái kết bài này: Với đoạn văn mở đầu Hồ Chí Minh đã bộc lộ quan điểm chính trị nhạy bén và tài năng hùng biện hiếm có trong việc nêu cao quyền lợi dân tộc. Có thể nói: Người bắn phát súng lệnh thổi bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa, khéo tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các dân tộc trên thế giới đối với nền độc lập, tự do của nhân dân việt nam. Đoạn mở đầu tiêu biểu cho vẻ đẹp văn chương chính luận của Người
      bởi Ken 25/11/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF