OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích đoạn thơ Bên kia sông Đuống...

Phân tích đoạn thơ sau:

“Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

...

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

( Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm )

 

  bởi thu thủy 16/11/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • DÀN BÀI

    1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và quan trọng là giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.

    2. Đại ý: Đoạn thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gánh chịu những hậu quả thảm khốc, nặng nề của chiến tranh

    3. “Bên kia sông Đuống” là một trạng ngữ chỉ nơi chốn -> Chỉ quê hương Kinh Bắc. Đồng thời cụm từ này vừa cho ta thấy tâm thế ngóng vọng về quê hương của tác giả -> Tình yêu quê hương của tác giả. ( Lưu ý: cụm từ này lặp lại nhiều lần trong bài và thường xuất hiện ở đầu các đoạn thơ viết về Kinh Bắc )

    4. Hình ảnh người mẹ: “Mẹ già ... sương sớm”

                - “Mẹ già nua ... hàng rong”: ngôn ngữ câu thơ giàu chất tạo hình và gợi cảm, giúp ta hình dung hình ảnh già nua, gầy guộc của người mẹ, đồng thời cảm nhận cái gian khổ vất vả cả một đời của mẹ. Thế nhưng tuổi già mẹ phải tư bương chải kiếm ăn “gánh hàng rong”.

                - Các số từ chỉ số ít : dăm, mấy, vài -> gánh hàng ít ỏi, gia tài của mẹ chỉ vỏn vẹn chừng đó thôi.

    - Hình ảnh “đầm hoen sương sớm” là hình ảnh vừa tả thực, vừa đẫm chất thơ, có khả năng khơi gợi mạnh mẽ. Giấy hoen sương cũng chính là mẹ hoen sương!

    => Hình ảnh người mẹ vát vả, nghèo khổ đáng thương.

    5. Hình ảnh và tội ác của bọn giặc:

                - “Chợt”: Sự xuất hiện bất ngờ , gây hoảng sợ cho mẹ

                - Hình ảnh bọn giặc: Lũ quỷ mắt xanh ...-. gớm ghiếc, đáng sợ.

                - Tội ác: các động từ khua, đạp, cướp bóc, cùng với nghệ thuật tương phản hình ảnh bọn giác với người mẹ, đoạn thơ cho ta nhận thức sâu sắc về tội ác dã man, vô nhân đạo của kẻ thù.

    => Tiếng nói căm thù và đau xót của tác giả.

    6. Hậu quả ở phiên chợ nghèo (2 câu cuối )

                - Sử dụng thể thơ lục bát: chậm, trĩu nặng nỗi buồn -> tìm về cái hồn dân tộc rong thơ Hoàng Cầm.

                - Câu thơ có 4 sự kết thúc: Đời người (máu), đời lá (lác đác), một ngày (chiều), một năm (đông) => ấm hưởng buồn tẻ, khung cảnh tang thương.

                - Câu cuối: ngôn ngữ thơ vừa có tính cụ thể, vừa có khả năng khái quát “ máu loang - chiều mùa đông”

    7. Đoạn thơ thể hiện niềm đau xót của tác giả  trước hình ảnh người mẹ phải gánh chụi những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đồng thời qua đó tác giả bày tỏ niềm căm thù giặc sâu sắc.

     

      bởi Phạm Thị Hà Nhi 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF