OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nghị luận xã hội mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống

  bởi Thùy Nguyễn 14/06/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Trong xã hội, có những người "Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa", những người ấy chỉ giỏi ba hoa, khua môi múa mép còn đụng tay vào làm việc gì cũng không ra hồn; còn có những người lúc nào cũng chỉ "im ỉm" nhưng làm việc gì ra việc đấy. Thế nhưng nói mà không làm thì lời nói ấy cũng trở nên vô giá trị, vô nghĩa. Vì vậy trong cuộc sống này lời nói phải đi đôi với việc làm.

    Thế nào là "nói" và thế nào là "làm". “Nói” là Sự phát ngôn thành tiếng những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm…của con người còn “làm” là hoạt động của con người, là hành động cụ thể để biến lời nói ấy thành hiện thực. Mối quan hệ giữa “nói” và “làm” là mói quan hệ qua lại, thường rất chặt chẽ, khăng khít với nhau. Có những người nói giỏi, nhưng làm kém; ngược lại, có những người làm gì cũng giỏi giang nhưng khâu ăn nói của họ không được tốt. Thế nhưng, nhất định nói phải đi đôi với việc làm.

    Nói thường đi đôi với làm, góp phần thể hiện đúng bản chất của mỗi người. Một anh a, b, c nào đó, dù anh có nói giỏi, nói hay, có hứa hươu, hứa vượn như thế nào nhưng anh nói xong rồi bỏ đây, như "đánh trông bỏ dùi" thì anh sẽ không được người khác coi trọng. Mọi người sẽ đánh giá đó là kẻ chỉ giỏi hứa suông, dần dần anh sẽ mất niềm tin ở mọi nguời. Anh nói gì người khác cũng sẽ không phục nữa. Cho dù anh có nói hay đến như thế nào, thì lần sau, người nghe cũng sẽ cảm thấy hoài nghi về những lời anh nói, vì anh đã không dùng hành động, việc làm của mình để thể hiện , để chứng minh cho những gì mà anh đã nói với người khác. Nên nhớ rằng, nói thì rất dễ, nó là một việc làm của thanh quản, thế nhưng, không phải vì thế mà chúng ta "nói bừa, nói ẩu". Trước khi nói nên "uốn lưỡi bảy lần" như cha ông ta đã từng căn dặn. Nếu thấy việc gì mình có thể làm được thì hẵng nói, còn không thì đừng bô bô cái miệng để người khác coi thường bản thân mình.

    Nếu như anh nói, mà "nuốt lời" thì anh sẽ đánh mất niềm tin nơi người khác. Mà niềm tin là một điều vô cùng quan trọng, vì "một lần mất tin là ngàn lần mất tín". Nói như thế nào, nói ra sao, là một điều quan trọng vô cùng trong cuộc sống này. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là một trong ba nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng và cũng là nguyên tắc làm người. Như vậy, nói thì phải làm. Điều dó thể hiện tư cách đạo đức của con người. Việc làm tạo ra kết quả, để thể hiện cho lời nói đó.

    Ngược lại, nếu một người nói ít, nhưng luôn luôn làm tốt mọi việc, sẽ được mọi người tin tưởng. Nên nhớ rằng, không nhất thiết phải nói cho người khác mọi điều, mọi ý định mình định làm. Không phải tất cả mọi thứ đều phải được nói ra mồm thì mới là một người văn minh, lịch sự. Những việc làm, những hành động của anh sẽ được mọi người nhìn vào, được mọi người chứng kiến, kiểm chứng,… Vì thế đôi khi "nói" bằng "hành động" là một lời nói rất ý nghĩa. Nói như thế không có nghĩa rằng chúng ta không cần nói gì với người khác mà chỉ cần lẳng lặng làm. Vì lời nói thể hiện sự tôn trọng, sự hòa nhã, khả năng giao tiếp,… với môi trường xung quanh. Nhất là trong một tập thể, lời nói cũng vô cùng quan trọng.

    Trong xã hội, cần phê phán một bộ phận con người giỏi khua môi, múa mép, giỏi nói suông còn đến lúc làm thì trốn tránh, lười biếng. Bộ phận này tạo nên tấm gương xấu cho con cháu nói theo. Tạo ra một thế hệ giả dối, hứa suông. Thế hệ trẻ cần bài trừ, và tránh cách sống như thế này. Cần luôn luôn tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của mình để trở thành một con người đáng tin cậy, nói được, làm được. Có như thế, bạn mới trở thành những người có ích cho xã hội.

      bởi na na 15/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF