OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi.

Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi.

  bởi thanh hằng 18/01/2020
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Những câu chuyện về lời cảm ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

    Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói "cảm ơn" và "xin lỗi" với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cảm ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.

    Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ "Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi"?

    Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cảm ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dạy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn "Giáo dục công dân", mà những tiết học "Giáo dục công dân" lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

    Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.

    Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Đừng "coi thường" những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.

      bởi hành thư 18/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai câu rất ngắn ngọn nhưng con người ta lại thường hay quên nói khi được ai đó giúp đỡ hay khi mắc lỗi với người khác, đó là " cảm ơn" và " xin lỗi".

    Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ một người và nhận được lời cảm ơn từ họ? Hạnh phúc, vui sướng và thấy mình sống có ích hơn, người với người thân thiện hơn,....? Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó mắc lỗi với bạn mà lại không hề nói lời xin lỗi? Thất vọng, bực tức, ấm ức, thấy con người thật không biết điều....?

    Không phải lúc nào chúng ta giúp đỡ người khác cũng vì một lời cảm ơn hay tha thứ, bỏ qua cho người khác chỉ vì một lời xin lỗi mà chúng ta làm những điều đó vì nó đáng làm và nên làm. Thế nhưng một lời cảm ơn sẽ gắn kết con người với nhau hơn, một lời xin lỗi sẽ giúp mọi bực tức qua đi nhanh chóng hơn, khiến con người vị tha hơn, giúp những vết dạn tình cảm nhanh chóng được hàn gắn hơn. Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn đến vậy khi nói hai câu này hay chúng ta lại thường quên đi việc cần phải nói nó trong cuộc sống?

    Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn.....

    Có hàng ngàn lý do để chúng ta nói lời cảm ơn và xin lỗi và hãy nói nó bất cứ khi nào có cơ hội và đừng để phải hối tiếc, ân hận vì đã không nói 2 câu này.

    " Lời nói chẳng mất tiền mua
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

    Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi chúng ta chỉ cần độ lượng hơn, bớt ích kỷ hơn biết đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ thoáng hơn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Và để làm được điều đó chúng ta cần học cách nói hai câu "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc.

      bởi Huất Lộc 01/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

    Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

    Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,...Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

    Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

    Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

    Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

      bởi Vũ Minh Khang 01/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF