Nghị luận về vai trò của một số bộ môn nghệ thuật trong nhà trường phổ thông
Câu trả lời (2)
-
Đối với học sinh Trung học cơ sở (THCS), môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học có mục đích giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Nếu ở con người, nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao quý; ý thức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân loại cao thì trong cấu trúc nền giáo dục phổ thông hiện đại, giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng, phải là bộ phận mang tính đặc thù, có cấp độ cao tương xứng với nó. Ở trường phổ thông, các môn học khác đều được xây dựng và lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, thì ngược lại, môn học Âm nhạc lại được xây dựng, lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hòa, và do đó, nó là môn học không thể thiếu được.
Mục đích giáo dục âm nhạc bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáo dục cụ thể, là sự phản ánh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục - dạy học. Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hình thành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh thông qua môn học âm nhạc. Giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các hình thức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình, giáo dục âm nhạc trước hết thể hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục nổi trội của mình là giáo dục thẩm mĩ. Nắm vững mục đích nổi trội này là một yêu cầu hết sức quan trọng. Nhưng để thực hiện trên thực tế có kết quả mục đích yêu cầu giáo dục này lại đòi hỏi phải tìm hiểu, nắm vững bản chất đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc.
Mục tiêu và nhiệm vụ của môn âm nhạc ở trường THCS là trang bị cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc; về lý thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để một chừng mực nào đó, các em có thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh.
Môn âm nhạc ở trường THCS gồm nhiều phân môn như: Âm nhạc thường thức, Học hát, Tập đọc nhạc. Mỗi phân môn có một vai trò nhất định. Ví dụ, với phân môn Học hát: Hoạt động ca hát có vị trí quan trọng trong đời sống con người; bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những cảm xúc tương ứng, những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ; sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học sinh. Nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc hướng tới chân - thiện - mỹ. Ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tập giúp học sinh có tinh thần sảng khoái và tạo cho học sinh có những ước mơ tươi đẹp. Chẳng hạn, khi nghe bài hát “Ngày đầu tiên đi học”, trong lòng học sinh trào dâng một cảm xúc êm đềm về tình mẹ, về kỉ niệm tuổi thơ…
Nội dung môn Âm nhạc ở trường THCS được tiến hành thông qua ba phân môn: Học hát; Nhạc lý - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Học hát là trọng tâm, Nhạc lý - Tập đọc nhạc là cơ sở và Âm nhạc thường thức làm nhiệm vụ nâng cao nội dung giảng dạy âm nhạc ở trường THCS.
Phân môn Nhạc lý - Tập đọc nhạc: giúp học sinh nhận biết những kí hiệu ghi chép âm nhạc đơn giản, thông thường nhất. Có khái niệm về yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, giai điệu, tiết tấu, sắc thái...và giới thiệu sơ lược về cung, quãng, gam, giọng... đồng thời hướng dẫn các em đọc các bài nhạc chủ yếu ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ, áp dụng các loại nhịp thông dụng với các âm hình tiết tấu đơn giản và những giai điệu dễ đọc.
Phân môn Âm nhạc thường thức: học sinh được nghe nhạc có dẫn giải các tác phẩm, qua đó giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam và thế giới, một số nhạc sĩ Việt Nam được giải thưởng Hồ Chí Minh, một số nhạc sĩ quen thuộc với lứa tuổi học sinh và một vài nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển và lãng mạn phương Tây, giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến, giới thiệu sơ lược về dân ca Việt Nam, một số sinh hoạt âm nhạc dân gian, dân ca một số vùng miền tiêu biểu, một vài thể loại âm nhạc phổ biến, đôi nét về sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi, tác dụng và ảnh hưởng của âm nhạc trong đời sống xã hội...
Như vậy, về tác dụng của âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường là điều không thể phủ nhận. Cái đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ môn Âm nhạc trong trường THCS là tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định. Trình độ văn hóa phổ thông hay trình độ học vấn phổ thông ở bậc THCS là do tất cả những hoạt động giáo dục và các môn học tạo dựng nên, trong đó có môn Âm nhạc.
bởi Mai Anh 05/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giáo dục nghệ thuật mang trong nó nội hàm rất rộng như chính đặc điểm tồn tại của nội dung khái niệm nghệ thuật. Nghệ thuật sinh ra như một đòi hỏi tất yếu của xã hội, như một thể hiện, biểu hiện cần có của con người với thế giới chung quanh.
Khi nói tới nghệ thuật, người ta thường nhớ câu nói nổi tiếng của nhà soạn nhạc thiên tài người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky: “Ở đâu và khi nào ngôn từ bất lực thì ở đó sẽ sinh ra một thứ ngôn ngữ mới hùng hồn hơn, đó là âm nhạc”. Nhưng tôi nghĩ, tất cả các loại hình của nghệ thuật đều có thể được coi là đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Và bên cạnh đó, trong tôi luôn tồn tại một hoài nghi: có thể cả ngôn từ và nghệ thuật đã cùng nhau sinh ra khi có sự xuất hiện của loài người, cùng song hành tồn tại và trong từng giai đoạn nhất định của diễn trình lịch sử xã hội loài người có những tương quan, quan hệ khác nhau.
Các loại hình nghệ thuật bao giờ cũng mang trong nó những đặc thù riêng về phương diện biểu hiện. Điều đó cũng có nghĩa: để hiểu, để thưởng thức một loại hình nghệ thuật cũng cần có những tri thức cơ bản, kiến thức nhất định về loại hình nghệ thuật đó. Tri thức đã có của mỗi loại hình nghệ thuật là rất to lớn và luôn dường như vô tận. Khi tiếp cận với nó, có thể sẽ làm cho chúng ta nhớ đến câu nói của người xưa: “càng học càng dốt” vậy. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, với một lượng tri thức cơ bản vẫn có thể là điều kiện cần cho phép chúng ta tiếp cận với một loại hình nghệ thuật. Để làm được việc đó thì vai trò của công tác giáo dục nghệ thuật là đặc biệt quan trọng. Giáo dục nghệ thuật là lĩnh vực có thể sẽ mang đến cho đối tượng cần những tri thức cơ bản để có thể tiếp cận với một loại hình nghệ thuật.
Thật ra, việc đánh giá cao vai trò của giáo dục nghệ thuật không phải là điều mới trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Từ thời cổ đại, các triết gia đã coi giáo dục nghệ thuật là một trong những phương thức hiệu quả nhất cho việc giáo dục con người trở thành người tốt. Chính vì vậy, diễn trình lịch sử xã hội loài người cũng có thể được nhìn nhận ở góc độ của những quan điểm khác nhau về giáo dục nghệ thuật.
Trong thời gian qua, khi nói đến giáo dục nghệ thuật, nhiều nhà giáo dục nghệ thuật thường chỉ chú trọng tới đối tượng nhà trường phổ thông, coi đây là khu vực quan trọng để có thể tiến tới mục tiêu giáo dục nghệ thuật cho toàn xã hội trong tương lai: “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”. Phải nhìn nhận: Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông giữ vai trò rất quan trọng. Nhưng thực ra cần phải có cái nhìn toàn diện về công tác này, bởi ngoài thời gian ở nhà trường, phần lớn thời gian trẻ em sống ở gia đình và ngoài xã hội. Do vậy, công tác giáo dục nghệ thuật cần phải đa dạng hơn về không gian và phương thức tiến hành.
Bên cạnh đó, không nên chỉ coi học sinh là đối tượng duy nhất cần thiết của giáo dục nghệ thuật; giáo dục nghệ thuật còn cần phải là nhu cầu cho mọi tầng lớp xã hội, cần phải được nhìn nhận ở một tầm khái quát cao. Và theo chúng tôi, đó mới chính là đối tượng thật sự của công tác giáo dục nghệ thuật. Chính vì vậy, công tác giáo dục nghệ thuật phải được đa dạng hóa về phương diện hình thức tiến hành. Nghệ thuật luôn không chỉ mang đến cho con người những giây phút giải trí thoải mái, mà hơn vậy, mang đến cho con người sự hưởng thụ mang tính thẩm mỹ về phương diện tinh thần, mang đến cho con người sự thanh cao – cao thượng và cả nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường ở Việt Nam mấy chục năm qua thực chất chỉ triển khai ở hai môn âm nhạc và mỹ thuật. Các bài học về âm nhạc và mỹ thuật tại trường phổ thông đã đóng góp tích cực trong việc mang đến cho tuổi trẻ Việt Nam những kiến thức cần để có thể trở thành một con người toàn diện. Nhưng có một điều có lẽ cũng cần nói ở đây: Nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy giờ học âm nhạc và mỹ thuật ở trường phổ thông chỉ có ở các cấp học tiểu học và trung học cơ sở, không có giờ dạy nghệ thuật (âm nhạc hay mỹ thuật) ở trường trung học phổ thông (THPT). Mà như chúng ta đã biết, học sinh lứa tuổi THPT đầy hiếu động và cần được sự quan tâm đặc biệt của nhà trường và toàn xã hội trong việc định hướng thẩm mỹ nghệ thuật. Trong thời gian qua, nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục nghệ thuật thường bày tỏ lo ngại về thị hiếu thẩm mỹ của lứa tuổi này. Qua nhiều khảo sát chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy một điều: Nhiều giá trị tinh thần vốn là bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam không được các em biết và yêu quý, nhất là đối với học sinh THPT ở các thành phố, trung tâm lớn. Trong khi đó các em lại có thể biết, yêu thích nhiều tác phẩm âm nhạc nước ngoài. Khi nói về vấn đề này, các nhà nghiên cứu giáo dục nghệ thuật, trên từng góc độ của mình thường chỉ ra, nhấn mạnh những nguyên nhân khác nhau. Nhưng có lẽ tất cả đều thống nhất với nhau về sự cần thiết, cấp bách của công tác giáo dục nghệ thuật cho lứa tuổi THPT, về một cái nhìn, một sự chỉ đạo ở tầm chiến lược của công tác này.
Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật T.Ư, một cơ sở đào tạo quan trọng của giáo dục nghệ thuật Việt Nam cho các trường phổ thông hàng chục năm qua cũng đã và đang chỉ đào tạo chủ yếu hai loại hình giáo viên âm nhạc và giáo viên mỹ thuật. Song qua khảo sát tại các địa phương và thực tế phát triển của xã hội chúng tôi nhận thấy: để có thể trở thành một người phát triển toàn diện trẻ em không phải chỉ cần học nhạc và mỹ thuật, phần đông các em đều rất thích học và có năng khiếu với các môn nghệ thuật khác như múa, kịch, v.v. Thời gian qua, xuất phát từ việc khảo sát nhu cầu của xã hội, nhà trường đã đề nghị và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm một số ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục nghệ thuật của xã hội như: Quản lý Văn hóa, Thiết kế thời trang, Hội họa và Thiết kế đồ họa. Theo chúng tôi, đây sẽ là những khởi đầu đầy hứa hẹn cho tương lai của công tác giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam. Nhà trường cũng đã và đang hoàn thành nội dung Chương trình giảng dạy của một số mã ngành đào tạo khác thuộc lĩnh vực nghệ thuật để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc cho đào tạo trong thời gian tới như: Sư phạm múa, sư phạm thanh nhạc, sư phạm nhạc cụ (organ/ghita), v.v. Nội dung của chương trình là những môn học nhằm đào tạo ra những giảng viên có trình độ chuyên ngành cao không chỉ cho các trường phổ thông, mà cả cho các trường sư phạm địa phương và trung ương của Việt Nam.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của giáo dục nghệ thuật chính là giáo dục sự nhận thức, tình yêu đối với những giá trị mang tính bản sắc của nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Từ đó, mỗi con người Việt Nam sẽ có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị đã khẳng định sự tồn tại của một dân tộc trong sự hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới. Trong nhiều khảo sát của các cơ quan có trách nhiệm trong thời gian vừa qua đã chỉ ra: Những giá trị văn hóa cổ truyền còn chưa được yêu thích và coi trọng, nhất là trong giới trẻ. Giới trẻ Việt Nam hôm nay phần nhiều không yêu thích do không hiểu được những giá trị đích thực của văn hóa truyền thống. Trong các bài dân ca, nhiều lời ca cổ là khó hiểu đối với thế hệ trẻ hôm nay. Để khắc phục vấn đề này, theo chúng tôi không phải là công việc có thể làm ngay được và phải tốn rất nhiều công sức của một tầm chiến lược mang tính định hướng cao. Nhưng chắc chắn đây là công việc cần phải làm của toàn xã hội vì thế hệ trẻ và cũng là vì tương lai của đất nước.
bởi Nguyễn Trọng Nhân 05/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời