OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nghị luận về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn

  bởi Cam Ngan 05/06/2020
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Con người muốn tồn tại trong xã hội đòi hỏi phải có tiền. Có tiền đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện. Nhưng liệu hạnh phúc chỉ đến khi có nhiều tiền? Và ngược lại, có nhiều tiền liệu có được hạnh phúc? Không ít người đã coi việc kiếm tiền là mục đích sống của mình mà không ý thức được rằng: "Sự ham muốn vô độ về tiền bạc có thể dẫn con người đến chỗ xa đọa tâm hồn".

    Người ta thường nói: "Có tiền mua tiền mua tiên cũng được", bởi có tiền là có thể chiếm hữu mọi thứ tài sản, quyền lực, địa vị.. Có tiền người ta cũng có thể tận hưởng mọi giá trị vật chất trên đời, thưởng thức mọi của ngon vật lạ, nhà cao tầng, xe đời mới, đi du lịch khắp mọi nơi… Tiền bạc làm thỏa mãn ham muốn của con người. Có nhiều tiền con người ta tự dưng cũng trở nên cao sang quyền quý được nhiêu người kính trọng hơn. Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, muốn làm bất cứ việc gì cũng cần phải có tiền, trị giá của đồng tiền càng cao. Thậm chí tiền còn có khả năng biểu thị tình cảm của con người với con người. Giả sử mình thương người hàng xóm nghèo khổ, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm nhưng trớ trêu thay khi mình cũng chẳng có tiền để giúp được gì thì liệu người hàng xóm ó thấu được tấm lòng của mình hay chỉ nghĩ về sự vô tâm ích kỷ? Sinh nhật đứa bạn thân, mình muốn tặng bạn món quà mà bạn thích nhưng không cách nào có đủ tiền mua nó thì bằng cách nào bạn hiểu được tình cảm của mình hay mãi mãi chỉ là những lời nói suông?… Dầu ai cũng nói chỉ cần tấm lòng là đủ nhưng sự thực có tấm lòng mà không giúp được gì thì cũng không thiết thực. Và ngược lại, chẳng hạn một đại gia vốn không thương người cho lắm nhưng tiên tiền như ném ra cửa sổ, hy sinh một khoản nhỏ tài sản của mình để ủng hộ người nghèo cốt lấy cái danh thơm. "Giá trị vạn năng" của đồng tiền là vậy đó, và cũng chỉ vì thế đồng tiền cũng trở thành sự ham muốn vô độ của không ít người.

    Sức mạnh to lớn của đồng tiền đã làm cho nhiều người nghĩ rằng phải kiếm thật nhiều tiền để thỏa mãn mọi tiện nghi về đời sống vật chất. Cuộc sống hiện tại quá khó khăn, vật chất, người ta muốn mình có nhiều tiền để sống thoải mái hơn. Nhưng có được một cuộc sống đầy đủ rồi, người ta lại muốn mình có thật nhiều tiền để sống cho thật an nhàn, sung sướng. Sự thực là không bao giờ con người ta biết hài lòng về những gì mình đang có, do đó cũng dễ dẫn đến sự ham muốn vô độ về tiền bạc mà hiếm khi người ta nhận ra được sự ham muốn vô độ của mình. Và sức cám dỗ của đồng tiền thật dễ đẩy người ta vào chỗ sa đọa tâm hồn.

    Với sự ham muốn vô độ về tiền bạc, bao giờ người ta cũng tập trung vào suy nghĩ, tiêu tốn tất cả thời gian, sức lực của mình cho việc kiếm tiền. Để rồi đến nỗi không còn lấy một chỗ trống trong suy nghĩ, một chút thời gian…cho những phút giây xao động của tâm hồn, đời sống tâm hồn đã bị dìm vào quên lãng thay vào đó là bao tính toán, đắn đo về tiền bạc, lúc nào cũng chỉ tiền, mọi việc đều quay quanh chữ "tiền". Và như thế đồng tiền đã được chính mình tiếp tay cho sức mạnh của cả đời sống tâm hồn của con người.. Nó làm người ta phải khổ sở, phải đau đầu với bao suy nghĩ, toan tính không lúc nào được nhẹ nhõm thoải mái. Cuộc đời mỗi con người là gì nếu không phải là sự tận hưởng của cuộc sống? Tiền vốn là hình thức để người ta trao đổi của cải, vật chất cho cuộc sống được đầy đủ hơn. Vậy mà cả một cuộc đời chỉ quay quanh trong vòng xô bồ của cuộc sống để kiếm thật nhiều tiền thì kiếm đâu ra niềm vui được sống nếu có lúc nào đó ta tự hỏi mình đã thực sự tìm thấy mục đích của cuộc sống, mục đích sống của một đời người mà mình làm chủ?.. Và không chỉ thế, sự ham muốn vô độ về tiền bạc đôi khi còn dẫn con người đến những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động, người ta không suy nghĩ và làm chủ được mình nữa. Tiền bạc có thể làm cho con người dễ tráo trở:

    "Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử

    Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi".

    (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    Quên cả nhân nghĩa:

    "Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược

    Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi"

    (Nguyễn Công Trứ)

    Đôi khi trở nên tàn nhẫn độc ác:

    "Một ngày lạ thói sai nha

    Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền"

    (Nguyễn Du)

    Chính vì vậy việc nhận thức về giá trị đồng tiền không chỉ thể hiện một cách nghĩ, một cách sống mà nó còn ảnh hưởng tới nhân cách làm người. Tiền bạc chỉ góp phần làm cho cuộc sống của ta dễ dàng hơn, tiền không thể làm ta hạnh phúc. Đừng để đồng tiền ngự trị đầu óc, khiến ta phải luôn mệt mỏi, mệt mỏi và có khi còn làm trái pháp luật, bất nhân bất nghĩa. Hạnh phúc chỉ có được khi người ta biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Hạnh phúc chỉ có được khi người ta làm chủ được chính mình, được làm những gì mình thích, được nuôi nấng và thực hiện ước mơ, lí tưởng. Hạnh phúc là người ta biết sống, nhận được tình cảm yêu mến, thân thiện từ mọi người. Con người ngoài tài sản vật chất do lao động chân chính tạo ra, còn có những bảo vật tinh thần vô giá: một tâm hồn trong sáng, một nhân cách thanh cao, niềm say mê lao động, phục vụ đất nước, xã hội…. Những thứ này không thể nào mua được bằng tiền bạc.

    Giá trị đồng tiền là không thể phủ nhận nhưng cần có sự nhận thức đúng đắn rằng: "Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến tha hóa tâm hồn". Câu nói là bài học quý giá cho con người luôn làm chủ được suy nghĩ, hành động của mình. Chúng ta hãy sống sao cho mỗi lần nhìn lại hãy tự hào về những gì mình đã làm, có thể nhận thấy sự nhẹ nhõm trong tâm hồn trước sự cám dỗ của đồng tiền, trước vòng đời quanh quẩn, xô bồ.

      bởi Mai Trang 05/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF