OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

  bởi hành thư 18/01/2020
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.

    Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web…, song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.

    Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam… Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ.

    Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

    Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp. Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường”?

    Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ! Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

      bởi thuy linh 18/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn:

    Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

    Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

    Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thù thì vùng lên đánh bại

    (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.121)

    Phân tích đoạn thơ trên. Từ ý thơ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay.

    Đây là câu 7 điểm trong đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 tại tỉnh Phú Thọ

    Định hướng cách làm :

    Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ và trình bày suy nghĩ của bản thân theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

    1. Phân tích đoạn thơ

    * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

    * Phân tích

    - Về nội dung: Triển khai tư tưởng Đất Nước của Nhân dân từ bản sắc văn hóa.

    + Nhân dân là người sáng tạo, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần (hạt lúa, lửa, giọng điệu, đắp đập, be bờ, tên xã, tên làng, …)

    + Nhân dân là những người không tiếc máu xương sẵn sàng đứng lên chống thù trong, giặc ngoài (có ngoại xâm…có nội thù…)

    => Từ đó, khơi dậy lòng biết ơn, niềm tự hào về những đóng góp của nhân dân và thức tỉnh ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước.

    – Về nghệ thuật:

    Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa giản dị, gần gũi vừa mang tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt; có sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình.

    2. Phần liên hệ, bày tỏ suy nghĩ

    Thí sinh trình bày được ý kiến của mình về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay, trong đó cần nêu được:

    + Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?

    Gợi ý: sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố như:

    - Không lai căng tức không chen tiếng Tây, tiếng Mỹ vào.

    - Không tối nghĩa.

    - Không gây hiểu lầm.

    - Giản dị. (không cầu kỳ, rắc rối)

    - Lịch sự, thanh tao.

    + Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay?

    Hiện nay ngôn ngữ TV đã và đang ngày càng bị xâm phạm 1 cách quá mức. Đó là do cách sử dụng của giới trẻ còn bừa bãi chưa ý thức được ngôn ngữ là tài sản quý báu của dân tộc nên có những hành động thiếu tính tôn trọng, lịch sự. Chúng ta không ít khi nhìn thấy những trường hợp vi phạm:
    - Việc chửi tục, nói bậy là rất phổ biến khiến cho vô hình chung TV bị vấy bẩn một cách vô ý thức…
    - Dùng các ký hiệu “ tây- ta” lẫn lộn và dùng nó ở mọi lúc, mọi nơi khiến cho nhiều lúc chính các bậc cha mẹ, các nhà ngôn ngữ học cũng phải “ bất lực”… Ngay trong câu các em cũng sử dụng tiếng nước ngoài…
    - Không dừng lại ở đó, một thực trạng đáng buồn và đang được xã hội quan tâm là giới trẻ hiện nay không những sử dụng sai mục đích của ngôn ngữ khi giao tiếp, phát ngôn mà còn bị mắc các lỗi cơ bản về câu như: lỗi về dấu câu, lỗi về quan hệ ngữ pháp, lỗi về phong cách văn bản… trong đó có lỗi phổ biến và điển hình là lỗi chính tả…

    + Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? …

    - Bản thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện từ lời nói đến hành vi.

    - Bố mẹ cũng phải nêu gương cho con cái.

    - Bên cạnh đó, nhà trường phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có viết đúng chính tả.

    - Giải pháp khác …

    Kết bài:

    Chủ tịch HCM đã nói: “ Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý báo của dân tộc ta” hay như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “ Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua”. Đúng thế để có được ngôn ngữ đã có biết bao nhiêu các anh hùng đã phải ngã xuống vì độc lập tự do hay nói đúng hơn là vì tiếng nói, vì ngôn ngữ dân tộc trên trái đất này. Chúng ta-những thế hệ trẻ tương lai của đất nước cần ý thức được vai trò của ngôn ngữ TV trong cuộc sống để TV mãi mãi trường tồn, trong sáng và phát triển.

      bởi Huất Lộc 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF