OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Dàn ý phân tích lần lượt vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương?

Dàn ý phân tích lần lượt vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương?

  bởi bach dang 10/12/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • I. Mở bài

    Đã từ lâu, trong tâm khảm của người Việt Nam, câu chuyện về một làng, một thôn nào đấy bắt đầu từ câu chuyện về những con sông. Đã bao nhiêu dòng sông trên đất nước hình chữ S này cặm cùi với vai trò người mẹ phù sa nuôi lớn tâm hồn bao thế hệ. Bằng sự gắn bó và tình yêu mến dành cho quê hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khác họa hình tượng sông Hương – xứ Huế với dáng dấp yêu kiều của một nàng thiếu nữ. Trong khi đó, Nguyễn Tuân lại xây dựng một con sông Đà có tính cách đặc biệt vừa hung bạo, vừa trữ tình.

    II. Thân bài

    1. Vẻ đẹp sông Hương:

    a. Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương

    • Sông Hương ở thượng lưu: dòng sông ở thượng nguồn như một “bản trường ca của rừng già”được ví như “cô gái Digan phóng khoáng và man dại, sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ của người mẹ phù sa ⇒ nơi khởi nguồn sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính.
    • Sông Hương trên hành trình tìm đến với Huế: Sông Hương như người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, khi về xuôi nó như người con gái tìm kiếm tình nhân đích thực.
    • Sông Hương giữa lòng thành phố Huế: nhìn bằng đôi mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo thành đường nét hết sức tinh tế; sông như điệu slow sâu lắng, trữ tình dành riêng cho Huế; sông Hương trong cái nhìn say đắm của nhà văn là một người tình chung thủy.
    • Sông Hương trước khi từ biệt Huế: như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa.

    b. Sông Hương – dòng sông của lịch sử, thơ ca, âm nhạc

    • Lịch sử: Sông Hương như một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của đất nước
    • Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ, dòng sông chưa bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nhà thơ.

    ⇒ Nghệ thuật: Bút pháp giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, sử dụng nhiều nghệ thuật nhân hóa, so sánh, văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa..

    2. Vẻ đẹp của sông Đà

    a. Vẻ đẹp hung bạo của một dòng sông duy nhất trên đất nước chảy về hướng Bắc.

    • Cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá chẹt lòng sông như cái yết hầu
    • Đoạn mặt ghềnh Hát Loong: trong khung cảnh mênh mông hàng cây số là một thế giới đầy gió, đá giăng đến chân trời, bọt tung trắng xóa.
    • Những cái hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan mọi chiếc thuyền
    • Âm thanh của dòng thác luôn thay đổi: lúc thì oán trách nỉ non, lúc khiêu khích chế nhạo, lúc đột ngột gầm thét..
    • Những trùng vi thạch trận bày sẵn ra, bí hiểm để ăn chết con thuyền và người lái đò

     Nguyễn Tuân làm trang văn mình lung linh nhờ những vẻ đẹp mà ông vay mượn ở các bộ môn nghệ thuật khác làm nên hàng loạt so sánh, liên tưởng bất ngờ.

    b. Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:

    • Dòng chảy uốn lượn như mái tóc người thiếu nữ “con sông Đà tuôn tài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuộn cuộn mù khéo mèo đốt nương xuân”
    • Cảnh vật hai bên bờ hoang sơ nhuốm màu cổ tích, trù phú tràn trề nhựa sống

     Nghệ thuật: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng hình tượng con sông; kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, liên tưởng; khám phá con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

    3. Điểm tương đồng và khác biệt

    a. Tương đồng:

    Cả hai con sông đều được khám phá ở phương diện trữ tình, thơ mộng và hoang sơ. Hai nhà văn đều sử dụng thể loại tùy bút một áng văn xuôi trữ tình mang nhiều cảm hứng sáng tạo và tính cá nhân. Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân đều huy động kiến thức từ các bộ môn văn hóa, lịch sử, địa lý và tài năng uyên bác của mình trong sử dụng ngôn ngữ.

    b. Khác biệt:

    • Hoàng Phủ Ngọc Tường ví dòng sông Hương với hình tượng người phụ nữ khi thì mang dáng vấp của cô gái Digan phóng khoáng và man dại, khi thì như nàng thiếu nữ ngủ mơ mang, lúc lại như tài nữ đánh đàn lúc nữa đêm, rồi có lúc như nàng Kiều thủy chung tìm về với chàng Kim. Tác giả viết tùy bút về dòng sông từ cảm hứng một cuộc tìm kiếm có ý thức trong tình yêu
    • Nguyễn Tuân cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà ở hai mặt hung bạo và trữ tình, khám phá con sông đầy tiềm năng cho sự phát triển của đất nước. Sông Đà đẹp nét đẹp của một con người đầy cá tính: lúc như bầy thủy quái, lúc như một cố nhân. Đặc biệt, Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp hung bạo của con sông để làm nổi bật sự tài hoa, trí tuệ của con người.

     Lí giải sự khác biệt

    Dựa trên sự khác nhau trong hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật của từng nhà văn: Tuỳ bút Nguyễn Tuân giàu chất kí, chất truyện. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu chất trữ tình - chất tuỳ bút. Cùng có phong cách tài hoa uyên bác, nhưng Nguyễn Tuân tài hoa kiêu bạc, Hoàng Phủ Ngọc Tường tài hoa sâu lắng.

    III. Kết bài

    Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với sông Hương như một sự tương giao linh diệu của một tâm hồn Huế, gắn bó tha thiết với dòng sông với xứ Huế, với chiều sâu văn hoá của đất quê hương thì Nguyễn Tuân đến với sông Đà như đến với một sự thử thách để bộc lộ cái Tôi độc đáo tài hoa, thể hiện cảm hứng mãnh liệt trước cái đẹp, cái khác thường phi thường.

      bởi thanh duy 10/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF