OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bàn về Văn học Việt Nam từ thế kỉ V–thế kỉ XV ca ngợi tinh thần yêu nước..

Mọi người giúp em đề này được không ạ? Đề bài: Có ý kiến cho rằng :Văn học việt nam từ thế kỉ V –thế kỉ XV ca ngợi tinh thần yêu nước và tinh thần quật khởi chống giặc ngoại xâm. Qua các văn bản Nam quốc sơn hà của lí thường kiệt , hịch tướng sĩ của trần quốc tuấn, bình ngô đại cáo của nguyễn trãi ,chiếu rời đô của lí thái tổ hãy làm sáng tỏ nhạn định trên.

  bởi Hoàng My 20/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (4)

  • I. Mở bài

    - Lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống ngoại xâm: Tống, Nguyên - Mông và Minh, với bao chiến công hiển hách.

    - Văn học giai đoạn này đã khẳng định quyển tự chủ, tinh thần chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc với nhiều tác phẩm nồng nàn lòng yêu nước thương dân.

    II. Thân bài
    -   Khẳng định quyển tự chủ và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc:

    Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời.

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    (Sông núi nước'Nam- Lí Thường Kiệt)

    -Tự hào là một đất nước có lãnh thổ, có nền văn hiến, có phong tục và lịch sử lâu đời:

    Như nước Đại Việt ta từ trước,

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

    Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác.

    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bển xưng đế một phương.

    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

    Song hào kiệt đời nào cũng có.

    (Dại cáo bình Ngô -NguyễnTrãi)

    -    Ca ngợi lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc:

    “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng".

    -    Đề cao tinh thần đoàn kết một lòng nếm mật nằm gai chiến đấu của nhân dân ta:

    Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới.

    Tướng sĩ một lòng phụ tử,

    hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

    -> Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mọi thắng lợi của dân tộc ta.

    -     Khẳng định sức mạnh to lớn, khí thế chiến đấu và chiến thắng:

    Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn.

    Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông.

    -     Tuyên bố nền hòa bình dộc lập, khẳng định sơn hà xã tắc bền vững lâu dài:

    Xã tắc từ đây bền vũng Giang sơn từ đây đổi mới Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Nghìn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc

                                                     (Đại cáo bình Ngô -Nguyễn Trãi)

    III. Kết bài

    - Khẳng định nội dung các tác phẩm văn học cổ từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV đã thể hiện rõ nét lòng yêu nước, khẳng định quyền tự chủ, niềm tự hảo, tinh thần chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc.

    - Mãi mãi tinh thần yêu nước ấy sẽ là sức mạnh cổ vũ, động viên nhiều thế hệ trẻ mai sau trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ khi Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt mấy thế kỉ dài.

    Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thế kỉ X đên thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chồng xâm lược của dân tộc ta.

    Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hảy làm sáng tò vấn đề trên. 

    Thế kỉ X đến thế kỷ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng, với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

    Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

    * Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

    Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

    Hịch tưởng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng: nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xã thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

    Bình Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

    Thương dân điêu linh vì giặc đày đoạ, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

    Ngẫm thù lớn há đội trời chung;

    Căm giặc nước thề không cùng sống.

    Để vì dân mà diệt bạo:

    Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân;

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

    (Bình Ngô đại cáo)

    * Yêu nước là xây dựng đất nước hoà binh

    Mong ước giang san bền vững muôn đời:

    Thái bình nên gắng sức,

    Non nước ấy nghìn thu.

    (Phò giá về kinh)

     

    Nội dung chủ yếu của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược.

    Tự hào khi đất nước, sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hoà bình:

    Giặc tan muôn thuở thanh bình 

    Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

    (Phủ sông Bạch Đằng)

    Muôn thuở nền thái bình vững chắc;

     

      bởi Huỳnh Anh Kha 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. MỞ BÀI

    - Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt bao thế kĩ.

    - Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thê kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khơi chống xâm lược của dân tộc ta.

    - Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

    II. THÂN BÀI

    A. TINH THẦN YÊU NƯỚC

    - Thê kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

    - Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

    1. Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

    - Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

    Hịch tướng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

    Binh Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

    - Thương dân điêu linh vì bị giặc đày đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

    Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

    Căm giặc nước thề không cùng sống.

    - Để vì dân mà diệt bạo:

    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

    (Bình Ngô đại cáo)

    2. Yêu nước làxây dựng đất nước hòa bình

    - Mong ước giang san bền vững muôn đời:

    Thái bình nên gắng sức,

    Non nước ấy nghìn thu.

    (Phò giá về kinh)

    - Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hòa bình:

    Giặc tan muôn thuở thanh bình

    Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

    (Phú sông Bạch Đằng)

    Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

    Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

    (Bình Ngô đại cáo)

    B. TINH THẦN QUẬT KHỞI CHỐNG XÂM LƯỢC

    1. Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược

    - Thể hiện qua lời cảnh báo bọn giặc cướp nước:

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    (Sông núi nước Nam)

    - Thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cáo Nhai; qua chí khí, hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:

    Múa giáo non sông trải mấy thu,

    Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.

    (Tỏ lòng)

    - Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

    Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

    Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

    (Bình Ngô đại cáo)

    2. Ý chí chiến dấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy đuổi giặc ra khỏi bờ cõi

    - Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

    Chương Dương cướp giáo giặc

    Hàm Tử bắt quân Hồ

    (Phò giá về kinh)

    - Với khí thế oai hùng:

    Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

    (Phú sông Bạch Đằng)

    - Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

    Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

    Voi uống nước, nước sông phải cạn.

    - Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

    Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,

    Đánh hai trận, tan tác chim muông.

    Nổi gió to trút sạch lá khô

    Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

    (Bình Ngô đại cáo)

    III. KẾT BÀI

    - Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

    - Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.

      bởi Nguyễn Hà 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. MỞ BÀI

    - Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt bao thế kĩ.

    - Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thê kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khơi chống xâm lược của dân tộc ta.

    - Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

    II. THÂN BÀI

    A. TINH THẦN YÊU NƯỚC

    - Thê kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

    - Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

    1. Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

    - Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

    Hịch tướng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

    Binh Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

    - Thương dân điêu linh vì bị giặc đày đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

    Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

    Căm giặc nước thề không cùng sống.

    - Để vì dân mà diệt bạo:

    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

    (Bình Ngô đại cáo)

    2. Yêu nước làxây dựng đất nước hòa bình

    - Mong ước giang san bền vững muôn đời:

    Thái bình nên gắng sức,

    Non nước ấy nghìn thu.

    (Phò giá về kinh)

    - Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hòa bình:

    Giặc tan muôn thuở thanh bình

    Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

    (Phú sông Bạch Đằng)

    Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

    Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

    (Bình Ngô đại cáo)

    B. TINH THẦN QUẬT KHỞI CHỐNG XÂM LƯỢC

    1. Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược

    - Thể hiện qua lời cảnh báo bọn giặc cướp nước:

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    (Sông núi nước Nam)

    - Thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cáo Nhai; qua chí khí, hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:

    Múa giáo non sông trải mấy thu,

    Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.

    (Tỏ lòng)

    - Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

    Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

    Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

    (Bình Ngô đại cáo)

    2. Ý chí chiến dấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy đuổi giặc ra khỏi bờ cõi

    - Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

    Chương Dương cướp giáo giặc

    Hàm Tử bắt quân Hồ

    (Phò giá về kinh)

    - Với khí thế oai hùng:

    Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

    (Phú sông Bạch Đằng)

    - Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

    Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

    Voi uống nước, nước sông phải cạn.

    - Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

    Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,

    Đánh hai trận, tan tác chim muông.

    Nổi gió to trút sạch lá khô

    Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

    (Bình Ngô đại cáo)

    IIIKẾT BÀI

    - Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

    - Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.

      bởi Love Linkin'Park 12/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF