OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bàn về thói lười biếng

Suy nghĩ của em về thói lười biếng

  bởi My Le 17/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (4)

  • Lựa chọn con đường đi là điều đầu tiên mà mỗi người khi trưởng thành cần phải xác định rõ. Thế nhưng để có thể đi hết con đường ấy bằng chính đôi chân, bằng nghị lực của bản thân mình thì cần cả một quá trình. Nếu như chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ đạt được; nhưng nếu như lười biếng thì chúng ta sẽ không có gì hết. Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi.

    Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

    Thành công là đạt được những điều mong ước. Mà để đạt được điều mong ước đó, người ta không có cách nào khác là bỏ công sức ra lao động miệt mài. Thomas Alva Edison bỏ ra mỗi ngày hai mươi giờ để làm việc, nên ông mới có hơn hai ngàn năm trăm bằng phát minh. Để đưa ra các định luật nổi tiếng đánh đổ nhiều quan niệm lâu đời, Newton hiếm khi đi ngủ trước hai giờ khuya. Ngoài ra, ông còn nhiều lần quên ăn quên ngủ.

    Còn ông bà Curie phải vất vả nấu hàng tấn quặng thô để tinh chiết ra chất radium trong bốn mươi lăm tháng trời. Chính Franklin đã nói: “Siêng năng cày cấy đúng thời – Tới mùa lúa chín của Trời đầy kho”. Do đó, thành công được đánh đổi bởi công lao khó nhọc làm việc vất vả, nên người lười biếng sẽ không thể có được thành công đích thực trong cuộc sống.

    Sống trên đời, con người ta phải lao động để có cái ăn cái mặc. Đó là một nghĩa vụ, như ca dao Việt Nam có câu: “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Tục ngữ Việt Nam thì nói: “Tay làm, hàm nhai”. Còn Franklin thì cho rằng: “cáo ngủ không bắt được gà”. Chính Thánh Phaolô cũng nói rất cương quyết: “Ai không làm thì đừng có ăn”. Khi ở giữa các giáo đoàn, Thánh Phaolô không muốn thành gánh nặng cho các tín hữu, ngài làm nghề dệt bao bố để sinh sống.

    Con người ai cũng có ước mơ sau này minh trở thành ông này bà nọ, nhưng lại bị mắc một bệnh rất buồn cười. Đó là không chịu rèn luyện, làm việc để biến ước mơ thành sự thật, mà chỉ muốn tự nó đến vởi mình. Nói một cách dễ hiểu là sau này lớn lên tự khắc sẽ trở thành bác sĩ, giám đốc, không cần khổ luyện gi hết. Không những thế nhiều người lại thường hay nhìn vào cách sống và làm cửa người khác để gán ghép nó cho mình, họ thường tin vào những cái cớ mà họ cho là đúng để tự chấn an lấy cái tinh thần lung lay không vững chắc của họ. Nào là Bill Gate bỏ đại học mà văn thành tỉ phú, rồi thì ông kia bà nọ không học đại học, đi làm luôn mà sau này vẫn giàu có vương gỉa. Nhưng họ nào có biết đâu, những con người tỉ phú đó, họ bỏ học là vì họ quá thông minh, tài năng đến độ biết hết những gì mà trường lớp sẽ dạy họ. Họ buộc phải lao ra trường đời, để học những bài học kinh nghiệm mới lạ hơn so với các lí thuyết trong sách vở đã đọc. Đây là suy nghĩ nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn là nó lại rất phổ biến trong tư duy của thế hệ trẻ hiện nay. Và một trong những lí do lớn dẫn tới căn bệnh này lò do sự quá sung túc và đầy đủ của giới trẻ hiện này đang được hưởng thụ nào là công nghệ thông tin tiên tiến, internet, vô số các máy game giài trí hiện đại ra đời. Chính những lí do trên, khiến cho việc ngồi vào bàn học là cả một thách thức đầy lớn lao với mỗi học sinh hiện nay. Nó ngày càng phổ biến, và đang dần trở thành một căn bệnh lan tỏa trong giới học sinh, sinh viên ngày nay. Bệnh lười không chỉ đơn thuần là lười mà nó bao gồm rất nhiều biến thể đa dạng chằng hạn như trong giới học sinh, mặc dù có ý thức về chuyện học hành nhưng trước mỗi lúc ngồi vào bàn họ lại cuốn hút bởi internet, ti vi, các game show…để rồi sau đó gấp rút hoàn thành các bài tập. Đó là một dạng biến thể của bệnh lười. Rồi lại có nguời chỉ làm việc qua loa để mau chóng hoàn thành và quay lại với tiết mục giải trí đang dở dang, họ coi dó như một hành dộng chấn an tinh thần để đẩy lùi cái cảm giác tội lỗi trong họ. Bệnh lười được phổ biến theo từng giai đoạn, đến trường, bệnh lười phát huy triệt để. Hè về, căn bệnh ấy càng “di căn” hơn. Thường thì nghỉ hè, không có việc gì làm chỉ mong đi học lại được gặp bạn bè, được có bài tập thầy cô giao về nhà nhưng đến khi bắt đầu học rồi lại hát câu than thân quen thuộc. Bệnh lười là thế đấy, nó làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta, nó quấn lấy, vây quanh, rồi xiết chặt chúng ta khiến ta không còn thời gian để có thể tập trung vào những việc có ích khác. Sự lười biếng là thứ dễ nhận, ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Không những thế nó còn gây ra không ích tác hại cho chúng ta. Không thể nào liệt kê hết tác hại đẻ ra từ sự lười nhác. Nhà văn Tạ Duy Anh từng nói: Lười biếng, nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo, bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy, nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph.Ăngghen từng mỉa mai gọi là “bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Lười biếng một khi đã nảy mầm trong cơ thể chúng ta rồi thì nó sẽ lớn lên theo từng ngày cho đến một ngày trở thành một “cây đại thụ” lấn át cái tốt đẹp trong nhân cách con người chúng ta.

    Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

    Tóm lại, thành công luôn đòi hỏi con người ta nhiều sự cố gắng nổ lực hết mình. Do đó, không thể có thành công nếu cứ mãi sống một cách buông thả, lười biếng được. Những kẻ lười biếng chỉ có thể bước vào con đường của thất bại, hoặc may mắn là con đường tầm thường thôi. Hơn nữa, những kẻ lười biếng thường bị xã hội chê ghét, xem thường, khinh bỉ, như ca dao có câu: “giàu chi những kẻ ngủ trưa, sang chi những kẻ say sưa tối ngày”. Và ông bà thường khuyên con cháu:

    “Thói thường gần mực thì đen

    Anh em bạn hữu phải nên chọn người

    Những kẻ lêu lỏng chơi bời

    Cũng là lười biếng ta thời tránh xa”.

    Do vậy, bàn chân của những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ có thể bước vào con đường thành công được.

    Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

      bởi Võ Tuyết Anh 17/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu.

    Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có…

    Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ.

    Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi.

    Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi.

    Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.

    Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.

      bởi Love Linkin'Park 09/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười Há miệng chờ sung với nhân vật anh lười "không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: - Người đâu mà lại lười thế!". Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.

      bởi Linh Trần 09/07/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • Trong xã hội, ta thường bắt gặp hai loại người: người có đức tính chăm chỉ và kẻ lười biếng.

    Chăm chỉ là siêng năng, chịu khó học hành, lao động làm ăn. Biết quý trọng thì giờ, biết coi thì giờ là vàng ngọc. Lười biếng là lười nhác, không chịu học hành, làm ăn, ngại động chân, mó tay đến bất cứ công việc gì, dù to hay nhỏ. Chăm chỉ và lười biếng là hai tính nết hoàn toàn khác nhau. Chăm chỉ là đức tính tốt, lười biếng là thói xấu, đáng chê cười. Chăm chỉ và lười biếng là thước đo phẩm giá, nhân cách của mỗi người.

    Một em bé chăm học, chăm làm là một học sinh chăm ngoan, học giỏi biết làm việc tốt. Có chăm chỉ mới cố gắng học bài, làm bài, mới đi học đúng giờ, chuyên cần. Có chăm ngoan mới biết làm một số việc trong gia đình để giúp đỡ bố mẹ như quét nhà cửa, lau bát đũa, lau bàn ghế, giặt giũ áo quần,v.v... Một học sinh chăm chỉ là một học sinh ngoan, biết "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình", làm vui lòng mẹ cha và thầy cô giáo.

    Người nông dân chăm chỉ là biết thức khuya dậy sớm, cấy cày làm ăn, chịu khó vất vả, cần cù siêng năng, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương dãi dầm mưa gió.

    Công nhân chăm chỉ lúc nào cũng thực hiện đúng 8 giờ vàng ngọc, cải tiến kĩ thật, sản xuất ra nhiều hàng hoá chất lượng cao.

    Tú Xương trong bài "Thương vợ'' đã viết: "Quanh năm buôn bán ở mom sông - Nuôi đủ năm con với một chồng...". Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" có nói:

    "Mẹ ta không cố yếm đào,

    Nón mê thay nón quai thao đội đầu.

    Rối ren tay bí tay bầu,

    Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa".

    Những câu thơ đó đã ngợi ca người vợ, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, tần tảo, chăm chỉ, siêng năng lao động làm ăn, để nuôi con thơ và chồng, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

    Câu ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu - Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", hoặc câu "Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" đã nói lên đức tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ của người nông dân Việt Nam.

    Qua đó, ta thấy chăm chỉ là đức tính quý báu, mà ai cũng phải cố gắng rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

    Trái với chăm chỉ là lười biếng. Kẻ lười biếng là vô tích sự, là đồ thừa, là gánh nặng của gia đình và xã hội. Đứa trẻ lười biếng tất học hành dốt nát, là đứa con hư. Không thuộc bài, không làm bài, hay trốn học bó học, chỉ thích đua đòi, chơi bời, lêu lổng. Lại còn thích ăn ngon, mặc đẹp,v.v...

    Kẻ lười biếng có đủ thói xấu: nào là nhác làm siêng ăn, nào là trốn tránh lao động. Kẻ lười biếng thường bê trễ, chậm chạp, vật vờ. Đây là hình ảnh kẻ lười biếng mà dân gian châm biếm:

    "Ăn no rồi tại nằm khoèo,

    Nghe giục trống chèo vác bụng đi xem".

    Học trò mà lười biếng thì "Vừa dốt vừa ngu... suốt đời đội khu thiên hạ!" (Đội khu là đội đít, rất nhục!). Đi cày, làm thợ mà lười biếng thì nghèo khổ, không bao giờ đua đòi được với mọi người.

    Không thể lười biếng "há miệng chờ sung", mà ai cũng phải biết, phải nhớ, để cố gắng chăm chỉ, cần cù làm ăn:

    "Có làm thì mới có ăn,

    Không dưng ai dễ mang phần đến cho".

    Tóm lại, học sinh phải chăm ngoan học giỏi. Mọi công dân phải cần siêng năng, tích cực lao động để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Và mọi người phải nhớ: "Lao động là vẻ vang".

      bởi Huất Lộc 07/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF