Phong trào giải phóng năm 70-90 của thế kỉ XX đã đạt được thành tích gì?
phong trào giải phóng năm 70-90 của thế kỉ XX đã đạt được thành tích gì?
Câu trả lời (1)
-
Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945.
Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.
Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.
Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến thứ 2 làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen..) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Theo những người cộng sản, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa đặc biệt đến Đại hội Đồng Liên hiệp Quốc 1963 đã thông qua tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức chế độ phân biệt chủng tộc. Sự đấu tranh giành quyền tự do bình đẳng và quyền con người vẫn tiếp tục diễn ra tại ngay cả các nước đã độc lập. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ Nam Phi sau hơn 300 năm tồn tại vào năm 1994.
Sự ra đời của Hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ cộng sản tại các nước. Trong khi đó, các nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng tích cực thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.
Từ cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á đang diễn ra mạnh mẽ.
bởi Trần Thanh Hoài 14/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
giúp mình với ạ :((
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
1/ Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kinh tế Mỹ chiếm.......về mọi mặt trong giới tư bản
2/ Nền kinh tế Nhật Bản phát triển......vào những năm 1960-197312/12/2022 | 1 Trả lời
-
Bài này lm thế nào ạ
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Em hãy trình bày quá trình ra đời của liên minh châu âu
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh
27/12/2022 | 1 Trả lời
-
Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu âu EU
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
1.em hảy phân tích ngắn gọn nguyên nhân của sự phát triển kinh tế nhật bản.
2. trình bày có phân tích ngắn gọn ý nghĩa lịch sử của việc cách mạng cư ba thành công vad tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? em hãy cho biết mối quan hệ hửu nghị của cu ba với việt nam
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
03/01/2023 | 0 Trả lời
-
06/02/2023 | 0 Trả lời
-
20/03/2023 | 0 Trả lời
-
23/03/2023 | 0 Trả lời
-
31/03/2023 | 0 Trả lời
-
02/04/2023 | 0 Trả lời
-
15/04/2023 | 0 Trả lời
-
16/04/2023 | 0 Trả lời
-
23/04/2023 | 0 Trả lời
-
sau 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội ( 1975-1986) nhân dân ta đã đạt những thành tựu chủ yếu nào và còn có những khó khăn yếu kém nào?
03/05/2023 | 0 Trả lời
-
Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)?
06/05/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày những thắng lợi của nước ta trên mặt trận chính trị quân sự trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước 1954 đến 1975
13/05/2023 | 0 Trả lời
-
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên là gì ?
14/05/2023 | 0 Trả lời
-
sưu tầm tư liệu và tranh ảnh phong trào kháng chiến của các nước Á - Phi - Mỹ latinh từ năm 1945 đến nay
26/09/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao đến tháng 7/1995 Việt Nam mới tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á
11/10/2023 | 0 Trả lời
-
trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam- Cuba
28/10/2023 | 0 Trả lời
-
Chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại bao nhiêu năm? Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô.
31/10/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu nói này và nêu cách em, với vai trò là một học sinh, sẽ thể hiện lòng biết ơn và tình đoàn kết đối với Cuba.
01/11/2023 | 1 Trả lời