OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nhận xét về các chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Nhận xét về các chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam( kinh tế, văn hóa, giáo dục)

  bởi Lê Trung Phuong 23/11/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và nhanh chóng chúng đã chiếm được đất nước ta với hai bản hiệp ước Acmang 1883 và hiệp ước patơnốt 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp công nhận sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp đối với nước ta. Sau khi đặt ách thống trị lên đất nước ta thực dân Pháp đã nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và thực hiện chương trình khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên về cho chính quốc, để lại những hậu quả to lớn cho đất nước Việt Nam.

    Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa nước ta chia làm hai giai đoạn:

    + Giai đoạn 1: Từ năm 1897 – 1914

    + Giai đoạn 2: Từ năm 1919 – 1929

    Thực dân Pháp thực hiện chính sách cực kỳ phản động trên tất cả các mặt kinh tế-chính trị-xã hội nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp

    * Về chính trị:

    – Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vô cùng nặng nề.

    – Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong kiến từ trung ương xuống địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng

    – Thực hiện chính sách chia để trị chúng chia đất nước ta ra thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, với mỗi kỳ chúng lại thực hiện một chế độ chính trị riêng

    – Thủ tiêu mọi quyền dân chủ của nhân dân Việt Nam, đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta.

    * Về kinh tế:

    – Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và cung cấp nguyên vật liệu cho chúng.

    – Thủ đoạn:

    – Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.

    – Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế chợ, thuế đò…)

    – Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối đa kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu

    – Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    * Về văn hoá:

    – Thực dân Pháp thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch nhân dân ta về văn hoá gây tâm lý tự ty vong bản, giam hãm và đầu độc nhân dân ta trong bề tăm tối, làm cho nhân dân ta ngu để dễ bề cai trị.

    – Thủ đoạn:

    – Khuyến khích các tệ nạn xã hội, các luồng văn hoá ngoại lai đồi trụy nhằm đầu độc nhân dân Việt Nam.

    – Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và bệnh viện

    – Ngăn chặn sự ảnh hưởng của văn hoá tiến bộ vào Việt Nam kể cả văn hoá tiến bộ Pháp.

    Hậu quả: Chính sách khai thống trị vô cùng phản động và chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nước ta, làm cho nền kinh tế nước ta sa sút nghiêm trọng các tệ nạn xã hội phát triển, xã hội phân hóa hết sức sâu sắc. Xã hội nảy sinh mâu thuẫn ngoài mâu thuẫn cơ bản đã tồn tại là mâu thuẫn giai cấp xã hội còn nảy sinh thêm mẫu thuẫn mới đó là mẫu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp xâm lược đây là mâu thuẫn dân tộc cần phải được giải quyết trước đem lại độc lập tự do cho đất nước. Ngoài ra trong xã hội còn xuất hiện các giai cấp mới ngoài các giai cấp cơ bản là nông dân, địa chủ phong kiến xã hội còn xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tư bản, giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản trong đó giai cấp công nhân có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cách mạng đấu tranh chống đế quốc giải phóng dân tộc.

      bởi Nguyễn Thị Yến Linh 23/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF