OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tóm tắt nội dung thật ngắn gọn bài Đồng Nai khai phá thế kỉ XVI-XVII

Tóm tắt nội dung thật ngắn gọn bài Đồng Nai khai phá thế kỉ XVI-XVII(quá trình khai phá như thế nào 1500-1699

  bởi Time To We Shine For Viet Nam 04/04/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • đồng nai nào vậy , lớp 7 ko học bạn ơi , bạn lầm rồi

      bởi Trần Thị Thương Thương 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thế kỷ XVII – XVIII chiếm một vị trí độc đáo trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam bởi nó chứa đựng một biến cố to lớn, sâu sắc về sự phát triển lãnh thổ và văn hóa của dân tộc ta. Đằng sau sự ly khai của một dòng họ là sự tràn chảy mãnh liệt của dân tộc về phía Nam. Chính trong hai thế kỷ đó, Đàng Trong và tiếp tục là Nam Bộ, sản phẩm ngoạn mục của quá trình Nam tiến đã đủ sức kéo trọng tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước về vùng đất mới trở thành một đối trọng với trung tâm văn minh Đại Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vì vậy việc nghiên cứu quá trình khai hoang, mở đất Đàng Trong nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung là công việc hết sức cần thiết.

    Trong vài thập kỷ gần đây, lịch sử vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đất Đồng Nai nói riêng đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và quốc tế, với những hướng tiếp cận và nhận thức mới. Nhiều hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố, đã góp phần nâng cao hiểu biết toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ. Lịch sử Nam Bộ không còn được quan niệm chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVII khi người Việt di cư vào khai phá, mà phải ngược về quá khứ xa xưa từ khi con người xuất hiện trên vùng đất này. Nhưng trong tiến trình lịch sử đó, công cuộc khai phá của người Việt vừa kế tục kết quả khai phá của các lớp cư dân trước, trong đó có cư dân Phù Nam, người Khơme, người Chăm, người Mạ, người Stiêng, người Châu Ro…, vừa tạo nên một động lực mới thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội, văn hóa của cả vùng đất Nam Bộ. Quá trình khai phá đó gắn liền với quá trình xác lập chủ quyền của chính quyền chúa Nguyễn, để đến giữa thế kỷ XVIII, vùng đất này trở thành một bộ phận của lãnh thổ quốc gia Đại Việt. Tuy nhiên, nhận thức sử học cũng như nhận thức khoa học nói chung, là vô bờ bến, không bao giờ kết thúc.      

    Người Việt vào khai phá vùng đất này từ bao giờ, và khi nào thì Đồng Nai chính thức thuộc quyền quản lý và nằm trong bản đồ vương quốc Đại Việt? Người Việt đã khai phá và thành lập các làng xã ở đây ra sao? Cơ cấu hành chính ở Đồng Nai dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn như thế nào? Tình hình ruộng đất và sự phát triển kinh tế ở Đồng Nai qua các thời kỳ diễn ra như thế nào? Người Hoa có vai trò gì trong công cuộc khái phá đất Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung?… Đây là những câu hỏi lớn mà nhiều năm qua các nhà sử học đã cất công nghiên cứu, để đưa ra luận giải đúng nhất cho những vấn đề trên. Tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề trên, nhưng chưa có công trình nào có thể khái quát, tái hiện đầy đủ về các nguồn tài liệu đã được công bố. Vì vậy, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần tổng hợp để hiểu hơn những vấn đề trên.

    Hơn nữa, với một vùng đất mới như Nam Bộ nói chung, và Đồng Nai nói riêng, thì thành quả quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chinh phục đầm lầy, rừng hoang, cỏ dại, chống lại thú dữ, muỗi, đỉa chính là mãnh đất khai phá được. Do đó tìm hiểu quá trình khai khẩn vùng đất này sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất, đặc điểm kinh tế và xã hội Nam Bộ không những ở các thế kỷ khẩn hoang mà còn cả ở giai đoạn về sau.

    Việc nghiên cứu vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng Đồng Nai nói riêng, hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều của các học giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu quá trình mở đất này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn về lịch sử vùng đất Nam Bộ và các cư dân sinh sống ở đây từ trước tới nay.

    Là thế hệ đi sau, được thừa hưởng thành quả nghiên cứu công phu của thế hệ đi trước, chúng tôi lấy lòng cảm kích, và dưới sự gợi ý của Tiến sĩ Sử học Huỳnh Công Bá chúng tôi mạnh dạn viết bài “Qúa trình khai phá Đồng Nai- Gia Định dưới thời Nguyễn” để làm sáng tỏ thêm những nghi vấn trên.

      bởi Khưu Gia Bảo 21/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

  •  Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?

    21/12/2022 |   0 Trả lời

  • Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?

    Giusp mik vs ạ!!

    29/12/2022 |   0 Trả lời

  • Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng

    07/11/2023 |   1 Trả lời

  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA

    Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.

    21/12/2023 |   1 Trả lời

NONE
OFF