Phân tích và nhận xét về những phương pháp cải cách của Hồ Quý Ly?
phân tích và nhận xét về những phương pháp cải cách của hồ quý ly ?
Câu trả lời (1)
-
Phần III: Vai trò của cuộc cải cách
Hồ Quí Ly là một nhà tư tưởng đồng thời là nhà cải cách với đường lối thật toàn diện và táo bạo. Chỉ trong thời gian tương đối ngắn ngủi hơn năm năm cuối nhà Trần và chưa đầy bảy năm trị vì của nhà Hồ, những việc làm thực tế của Quí Ly cho thấy ông đã vạch ra và quyết tâm thực hiện cải cách khắp mọi lĩnh vực: chính trị, hành chính, quốc phòng, kinh tế, tài chính, văn hoá - tư tưởng, giao dục, y tế, xã hội,... Tư tưởng nào của ông cũng mới mẻ, hành động nào của ông cũng trọng đại, có tác dụng thúc đẩy xã hội đổi mới.
Bằng cải cách chính trị, Hồ Quí Ly tổ chức và vận dụng bằng đảng, cùng những người đồng tâm hiệp ý với ông từng bước nắm giữ những vị trí then chốt trong chính quyền và quân đội, rồi cuối cùng ông chiếm lấy cả ngôi vua. Việc làm này vào thời buổi ấy, do ảnh hưởng nặng nề của Tống Nho, có thể nói hầu hết mọi người trong xã hội - từ giới vương hầu quý tộc, tri thức nho sĩ đến quần chúng nhân dân lao động - ai ai cũng đều lên án, nguyền rủa,... Thế mà ông đã dám nghĩ dám làm. Có thể nói cuộc đảo chính cung đình giành lấy ngôi vua từ tay họ Trần sang họ Hồ là việc làm táo bạo và triệt để nhất trong quá trình cải cách chính trị của Quí Ly. Chiếm được chính quyền, ông tiếp tục đề ra những biện pháp nhằm dựng dậy chế độ Nhà nước quân chủ đang đi vào chỗ rệu rã, suy sụp,...
Bằng cải cách kinh tế - xã hội, ông đưa ra chính sách hạn điền (1397), hạn chế diện tích ruộng của tầng lớp vương hầu quý tộc, địa chủ. Tư nhân không được có quá 10 mẫu ruộng (tương đương ba ha ngày nay), số đất dư phải giao nộp cho Nhà nước làm ruộng công. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Nhà nước thực hiện biện pháp quốc hữu hoá tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai để phối hợp với chính sách hạn nô, làm thành hai mũi tiến công mạnh mẽ vào chế độ "người bóc lột người". Chính sách hạn nô ban hành năm 1401 quy định mỗi quý tộc chỉ được phép nuôi trong nhà một số gia nô nhất định. Số dư ra phải sung vào đội ngũ quan nô (nô tỳ của Nhà nước). Chính sách ấy về mặt chính trị có tác động làm suy yếu, đi đến triệt hạ thế lực của tầng lớp quý tộc ăn trên ngồi trốc, về mặt xã hội nhằm giải phóng tầng lớp nô tỳ nghèo khổ khỏ sự áp bức, bóc lột của quý tộc vương hầu, và về mặt kinh tế, xây dựng nên một lực lượng lao đông mới đạt dưới sự điều động, quản lý trực tiếp của Nhà nước.
Khắp các lĩnh vực còn lại, chủ trương cải cách của Hồ Quí Ly còn thể hiện qua nhiều việc đổi mới nổi tiếng khác như cải tiến, chế tạo súng thần công và thuyền chiến, phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, thực hiện chính sách di dân khai thác vùng đất mới; thực hiện các công trình phát triển giao thông thuỷ lợi; tăng cường quản lý thị trường, lập kho Thường bình bình ổn mức cung cầu và vật giá; đổi mới chính sách thuế vụ; soạn sách Minh Đạo đưa ra tư tưởng xét lại Nho giáo; cải cách giao dục, mở trường công ở địa phương; đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm); cải cách chế độ thi cử, đưa môn toán vào việc tuyển chọn quan lại; chấn hưng lễ nhạc; mở cơ sở y tế công để chữa bẹnh cho dân; cải cách tôn giáo để đối mới nhà chùa; thực hiện công tác từ thiện, cứu tế,...
Điểm đặc sắc trong khi tiền hành cải cách là Hồ Quí Ly quyết tâm đổi mới cách thức trị nước bằng chủ trương triệt để tăng cường pháp trị. Hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành vào cuối đời Trần (thực chất là do Hồ Quí Lý khởi xướng) và trong bảy năm cầm quyền của nhà Hồ, để thông qua đó đề ra đường lối đối mới có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước. Hồ Quí Ly thường xuyên đẩy mạnh công cuộc lập pháp và dùng mọi biện pháp nghiêm khắc có khi đến tàm bạo để bảo đảm cho pháp luật được nghiêm chỉnh thực hiện.
Phần IV: NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CUỘC CẢI CÁCH
Thứ nhất: Nhiều chính sách của Hồ Quý Ly không phù hợp với điều kiện lịch sử hiện tại, quá sức so với hoàn cảnh của lịch sử lúc đó: chính sách tiền giấy tuy có tư tưởng tiến bộ tuy nhiên so với hoàn cảnh lịch sử lúc đó là hoàn toàn không phù hợp, nhân dân không quen dùng tiền giấy do đó chính sách phát hành tiền giấy không phát huy hiệu quả.
Thứ hai: Nhiều chính sách thực hiện không triệt để như “hạn điền”, “hạn nô” do đó không đem lại hiệu quả. Hai chính sách này có thể nói này về tư tưởng là tiến bộ nhưng việc thực hiện lại không mang lại kết quả, chúng đều là những chính sách nửa vời, đúng ở đầu vào nhưng sai ở đầu ra. Do đó đã không giải phóng được sức lao động để phát triển kinh tế.
Thứ ba: Nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại của nhà Hồ đó là do họ không được lòng dân. Hồ Nguyên Trừng đã từng nói: “Không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.Cuộc tàn sát đẫm máu đối với quý tộc nhà Trần của Hồ Quý Ly, đã gây nên sự bất mãn của nhân dân. Nhân dân lúc này cũng đang rất coi trọng nhà trần. Hồ Quý Ly luôn bị coi là “kẻ tiếm ngôi”. Ngoài ra nhiều chính sách đàn áp dã man của hồ quý ly đã gây nên sự chống đối của nhân dân. Sự áp đặt nhân dân trong việc sử dụng tiền giấy đã không những không mang lại kêt quả mà còn gây ra sự chông đối mạnh mẽ trong nhân dân.
Thứ tư: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trong hoàn cảnh đầy khó khăn và phức tạp: khủng hoảng kinh tế- xã hội trên nhiều măt:
Cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa tư tưởng phật giáo và nho giáo
Nhân dân cực khổ, nạn đói mất mùa liên tục xảy ra
Quý tộc nhà Trần ra sức chống đối họ Hồ, với tư tưởng “phù Trần, giệt Hồ”
Bên ngoài thì giặc Minh đang hăm he xâm chiếm nước ta
Thứ năm: Năng lực của Hồ Quý Ly bị hạn chế:
Tài năng kinh tế của Hồ Quý Ly chưa cao, tuy bắt mạch trúng được yêu cầu giải quyết khủng hoảng nhưng các biện pháp lại nửa vời không đáp ứng được mục tiêu.
Ông thiếu đức “khoan dân” để thu phục nhân tâm.
Hồ Quý Ly thiếu năng lực về quân sự
Thiếu gương mẩu trong việc dùng quân
Thứ sáu: cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trên nhiều mặt nên không phát huy được hiệu quả. Thiếu nguồn lực để thực hiện cải cách do cuộc cải cách không tập trung mà bị dàn trải đi rất nhiều, dẫn đến “Làm không đến nơi đến chốn”
Phần V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ HIỆN NAY
Thứ nhất: Hồ Quý Ly rất coi trọng việc tuyển chọn các quan lại. người nào có tài năng thực sự thì được cân nhắc và được giao những chức vụ nhất định không phân biệt là tôn thất hay là dân thường. do đó hiện nay việc bổ nhiệm cán bộ công chức của đảng và nhà nước ta phải dựa trên năng lực phẩm chất đạo đức. phải có chế độ đải ngộ thích hợp đối với cán bộ công chức để họ yên tâm công tác.
Thứ hai: Hồ Quý Ly là người rất coi trọng công tác kiểm tra giám sát, chống thói xu thời không giám can ngăn cái sai của nhà vua khiến quốc pháp bị xem thường. với quan ngự sử trung đô úy.Đỗ Tử Trừng là người co trách nhiệm, ông đã gửi lời trách:
“đài gián từ lâu tiếng lặng thinh
Triều đình để phép bị coi khinh
Kẻ trừng trung úy sao mềm yếu?
Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình”
Do đó hiện nay đảng và nhà nước ta cần phải quan tâm đến công tác tăng cường hoạt động giám sát thanh tra của các cơ quan quyền lực như quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp,.tăng cường hoạt động thanh tra giám sát của cơ quan hành chính cấp trên dối với cơ quan hành chính cấp dưới nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính. Phải phát huy tối đa hiệu quả của hoạt dộng thanh tra giám sát. Chúng ta phải dề cao nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính. Mọi hoạt động của cở quan nhà nước phải được tiến hành công khai minh bạch. Đồng thời chúng ta phải đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước, không ngừng tằng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phải làm cho pháp luật đi vào với cuộc sống của nhân dân,mọi cá nhân đều phải sống và làm việc theo pháp luật đặc biệt là đội ngủ can bộ công chức.
Thứ ba: Nhà Hồ đã đề ra nhiều chính sách phù hợp,tiến bộ như lập quãng tế tự, chính sách phát triển giáo dục,… Do đó ngày nay chúng ta phải quan tâm đến việc cung ứng dịch vụ công của cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao cuộc sống cho nhân dân.phải chú ý đén phát triển các dịch vụ công cộng như điện, đường, trường, trạm,…
Thứ tư: Có thể nói nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của nhà Hồ là lòng dân. Nhà Hồ đã không thu phục được nhân dân trong công cuộc cải cách của mình cũng như trong công cuộc chống giặc minh do đó đã nhanh chóng thất bại. chính vì lẽ đó hiện nay đảng và nhà nước ta cần phải quan tâm đến vấn đề thu phục lòng dân phải đoàn kết toàn dân tộc. Chủ Tịch Hồ chí Minh đã từng nêu lên quan điểm dân là gốc, do đó mọi chính sách đều phải xuất phát từ nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Một đất nước muốn phát triển thì nhân dân phải được ấm no, dân giàu thì nước mới mạnh do đó phải không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, chỉ có như vậy thì đât nước mới phát triển được. phải vận dụng tốt nguyên tắc “dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra” các chính sách của đảng và nhà nước phải phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của nhân dân. Trước khi đưa ra một chính sách nào củng cần phải hỏi ý kiến của nhân dân phải trưng cầu dân ý. Có như vậy thì các chính sách mới đi vào được dời sống của nhân dân, mới phát huy được hiệu quả của mình. Thực tế trong thời gian qua nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách không phù hợp do đó không phát huy được hiệu quả, chẳng hạn việc cấm lưu hành xe ba gác, tự chế đã gây khó khăn cho quần chúng nhân dân. Nhà nước ta đã không quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho số lao động sống bằng xe ba gác, tự chế.do đó nhân dân đã phản ứng mạnh mẽ. Một chính sách muốn phát huy hiệu quả phải được tiến hành một cách từ từ, phải được tham khảo ý kiến của nhân dân.
KẾT LUẬN
Có thể nói Hồ Quí Ly là người rất có tài, một nhà chính trị đa mưu túc trí, một nhà cải cách kiên quyết và táo bạo, một người có ý thức dân tộc mạnh mẽ thể hiện qua hành động thực tế của ông,... Song những cải cách và biện pháp thực hiện cải cách Hồ Quí Ly về căn bản đã dẫn đến sự thất bại thảm hại: vua bị mất ngôi, cả nước bị lọt vào tay giặc Minh xâm lược!
Bao giờ cũng vậy, cải cách là sự phá vỡ cái cũ và xây dựng nên cái mới tốt đẹp hơn. Song không phải bao giờ con người cũng dễ có được ý thức thống nhất với nhau về tính chất tốt đạp ấy. Quí Ly đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của số đông khi mà thời gian cần thiết để những cải cách được thử thách quá ngắn ngủi! Thất bại của Hồ Quí Ly trước hết là kết quả của sự "thiếu nhân tâm". Bên trong ông không được sự ủng hộ của quảng đại quần chúng dân nhân và bên ngoài tạo cớ danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" cho cuộc chiến tranh xâm lược của thế lực bành trướng từ phương Bắc.
Nhà Hồ chỉ tồn tại ở nước ta được có hơn 7 năm mà đã tích tụ, hình thành được bao nhiêu kinh nghiệm. Nó chứng minh một cách hiển nhiên là: "Cuộc caỉ cách và nền chính trị không được quần chúng ủng hộ, không có khả năng làm cho quần chúng ủng hộ thì chóng hay chầy cũng dẫn đến thất bại, cho dù nó có quy mô rộng lớn, có hình thức, chiêu bài tốt đẹp và có đủ những biện pháp cưỡng chế, áp bức người ta đến đâu đi nữạ.."
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV (1395-1407) nhằm giải quyết khủng hoảng toàn diện của xã hội cuối Trần, từ khủng hoảng kinh tế xã hội, khủng hoảng hệ tư tưởng dẫn đến khủng hoảng thiết chế xã hội và cao nhất là khủng hoảng cung đình. Nhìn chung lại : Cải cách Hồ Quý Ly là toàn diện, lấy kinh tế xã hội làm trọng tâm, trong đó “hạn điền”, “hạn nô” là quan trọng nhất. Nhưng “hạn điền”, "hạn nô” không triệt để. Cải cách tiền tệ, ý đồ thì tốt, nhưng kinh tế xã hội chưa có nhu cầu. Cải cách văn hóa, giáo dục có tiến bộ nhưng cũng không tránh khỏi bị những phản ứng của Phật giáo lúc đó vẫn còn cần thiết cho đám quần chúng nông dân khổ ải. Cải cách quân sự có cái mới nhưng chưa coi trọng chiến tranh nhân dân, còn dựa vào thành hơn là “dựa vào lòng người”... Mặc dầu vậy, cải cách xã hội của Hồ Quý Ly cũng có cống hiến đáng kể cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc. Nếu không bị giặc Minh tàn phá thì cũng đưa lại những tiến bộ đáng kể cho đất nước. Những mục tiêu cải cách mà Hồ Quý Ly mong muốn, sau này đã được Lê Thánh Tông kế thừa, phát huy mặt tích cực, phủ định cái tiêu cực, dẫn tới thành côngbởi Xuân My Võ Nữ 03/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời