Câu trả lời (1)
-
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ thứ XV, nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao đã được Lê Lợi, Nguyễn Trãi thực hiện rất thành công. Sau khi phá tan giặc Minh, Nguyễn Trãi tổng kết kinh nghiệm tiến hành chiến tranh để lại cho các thế hệ sau nhiều bài học quý về nghệ thuật đánh giặc giữ nước, đặc biệt là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Trong lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh, Lê Lợi, Nguyễn Trãi là những nhà chiến lược tài ba – văn võ song toàn, đặc biệt là chiến lược “mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người).
“Đánh vào lòng người” là cả một chiến lược cơ bản trong Bình Ngô sách mà Nguyễn Trãi đệ trình Lê Lợi ngay từ lúc khởi nghĩa Lam Sơn còn ở trong thời kỳ trứng nước. “Đánh vào lòng người” là sự khởi đầu cho chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Nguyễn Trãi. Theo đó, trong lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi “đánh vào lòng địch” với hai phương thức chủ yếu là dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân, thực hiện hòa đàm, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch để bảo toàn lực lượng; khi ưu thế thuộc về nghĩa quân thì dùng lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã thực hiện kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao; kết hợp giữa “đánh” mạnh và “đàm” giỏi, thực hiện “đánh” để “đàm” thành công, ngược lại “đàm” để “đánh” giành thắng lợi. Trong suốt 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), Lê Lợi, Nguyễn Trãi triệt để thực hiện tiến công ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự, chính trị. Khi quân địch bị dồn vào thế bất lợi, Lê Lợi, Nguyễn Trãi không vội dùng sức mạnh quân sự để tiến công tiêu diệt địch mà bình tĩnh thực hiện bao vây uy hiếp kết hợp với tiến công chính trị dụ hàng. Vây đánh kết hợp với dụ hàng là nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Nguyễn Trãi. Khi quân Minh âm mưu tiếp tục chiến tranh, phản bội nghị hòa, Nguyễn Trãi vẫn kiên trì thực hiện chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Theo ông, đấu tranh ngoại giao với chủ tướng địch ở thành Đông Quan và dụ hàng địch ở các thành quan trọng không kém việc đánh địch bằng vũ khí. Theo đó, sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao luôn được nghĩa quân Lam Sơn phối hợp chặt chẽ trong quá trình kháng chiến. Thực tế khi Vương Thông bị vây chặt trong thành Đông Quan, mặc dù Nghĩa quân Lam Sơn có đủ khả năng để hạ thành, nhưng Nguyễn Trãi vẫn kiên trì viết thư dụ hàng với lời lẽ mềm mỏng, nhưng cũng rất kiên quyết. Nguyễn Trãi làm như vậy để thực hiện “hòa hiếu bang giao, dập tắt chiến tranh muôn đời”.
bởi Huỳnh Tấn 09/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời