OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu thành tựu chủ yếu về văn hóa và giáo dục thời Lý?

 

 

Nêu thành tựu chủ yếu về văn hóa và giáo dục thời lý

  bởi Tay Thu 15/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống[1]. Từ đầu công nguyên thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc đã truyền bá chữ Nho, mở trường học tại Việt Nam, với quan niệm là công cụ đồng hóa[2]. Đến thế kỷ 10, chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức, nhưng số người biết chữ Nho rất ít ỏi. Các nhà sư thường là lớp trí thức quan trọng bên cạnh các viên chi hậu, viên ngoại lang.

    Sang thời Lý, năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó[3].

    Các bộ quốc sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục không đề cập cụ thể về hệ thống trường học tại các địa phương thời Lý. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào ghi chép của sách Tây Hồ chí khẳng định rằng trường học tư đã được mở tại kinh thành Thăng Long trước khi Quốc Tử Giám hình thành[3].

    Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học[3]. Ông sống ở thôn Bái Ân, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Lý Công Ân là một học trò của sư Vạn Hạnh, cũng là một tín đồ Phật giáo như nhiều người đương thời nhưng ông vẫn mở trường dạy học truyền thụ kiến thức Nho giáo[4].

    Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều. Có hai dạng trường lớp[5][6]:

    • Một là những người biết chữ nhưng đi thi không đỗ đạt, mở lớp dạy học để kiếm sống hoặc tầng lớp quan lại hoặc những người đã đỗ đạt, vì nhiều lý do đã về nhà (nghỉ hưu, bị sa thải, từ quan...) mở lớp dạy cho con em mình hoặc những người thân thích.
    • Hai là các trường học tồn tại trong các chùa do các nhà sư giảng dạy (không chỉ dạy Phật giáo và truyền đạt cả kiến thức Nho giáo).

    Sách vở chủ yếu trong hệ thống đào tạo là Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử, Nam sử và sách của bách gia chư tử. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo[7]. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán[8].

    Như vậy vào thời Lý dù rất coi trọng đạo Phật nhưng từ trung kỳ đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bằng hữu...), làm ngọn cờ cho sự ổn định xã hội, để thống nhất và quản lý xã hội. Điều đó không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của nhà Lý mà còn đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục và khoa cử Nho học của các vương triều sau này[9].

      bởi Tran Nhat Minh 15/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

  •  Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?

    21/12/2022 |   0 Trả lời

  • Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?

    Giusp mik vs ạ!!

    29/12/2022 |   0 Trả lời

  • Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng

    07/11/2023 |   1 Trả lời

  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA

    Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.

    21/12/2023 |   1 Trả lời

NONE
OFF