OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kể tên một số nhân vật và những cống hiến của họ đối với đất nước?

Nhờ chính sách "cầu hiền", vua Quang Trung đã tập hợp được nhiều sĩ phu có tài năng. Hãy kể tên một số nhân vật và những cống hiến của họ đối với đất nước.

  bởi Bo bo 19/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Nguyễn Thiếp:

    Năm 1791, vua Quang Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Vì cảm thái độ chân tình ấy, nên lần này ông đã nhận lời (trước đó ông đã từ chối 3 lần). Đến gặp, ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là "Dân tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên"[8].

    Những lời tấu ấy được nhà vua nghe theo. Ngày 20 tháng 8 (1791), nhà vua ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng [9]. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm, ông đã tổ chức dịch xong các sách: Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa [10].

    -

    Năm 1791, vua Quang Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Vì cảm thái độ chân tình ấy, nên lần này ông đã nhận lời (trước đó ông đã từ chối 3 lần). Đến gặp, ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là "Dân tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên"[8].

    Những lời tấu ấy được nhà vua nghe theo. Ngày 20 tháng 8 (1791), nhà vua ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng [9]. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm, ông đã tổ chức dịch xong các sách: Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa [10].

    -Phan Huy Ích: Tháng 5 năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền. Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyên Tuấn, Nguyễn Thế Lịch (có tên khác là Nguyễn Gia Phan [1]) ra hợp tác với Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong làm Tả thị lang Bộ Hộ.

    Sau cuộc hành quân phá quân Thanh, mùa xuân năm Kỷ Dậu, 1789, của Quang Trung, ông phụ trách công việc ngoại giao. Cuối tháng 2 năm 1790, Phan Huy Ích cùng với đại tư mã Ngô Văn Sở được cử trong phái đoàn do Phạm Công Trị đóng giả vua Quang Trung dẫn đầu sang Trung Quốc mừng vua Càn Long 80 tuổi.

    Năm 1792, về nước, được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các rồi Thượng thư bộ Lễ. Cũng trong năm này, vua Quang Trung mất. Ông cố gắng giúp đỡ vua trẻ Quang Toản, nhưng không ngăn nổi đà suy vi của Tây Sơn.

    -Trần Văn Kỉ:

    ương Nguyễn Huệ tin dùng, phong đến chức chức Trung Thư Phụng Chính, tức chức quan chuyên lo việc dự thảo chính lệnh cho nhà vua. SáchHoàng Lê nhất thống chí giới thiệu ông như sau:

    (Trần Văn) Kỷ, người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn (Phú Xuân) đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất (1778), Kỷ tới kinh (Thăng Long) thi Hội. Sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen biết ít nhiều. Năm Bính Ngọ (1786), Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) đánh lấy thành Phú Xuân, sai người tìm Kỷ hỏi việc Nam, Bắc. Kỷ đối đáp rất nhanh và rất hợp ý, nên Bắc Bình Vương rất trọng, cho ở vào chỗ "màn trướng", việc gì cũng bàn với Kỷ, lúc nào cũng gần bên Kỷ, không mấy khi xa rời.[2]

    Cũng trong năm này (1786), Nguyễn Huệ xuất quân ra Thăng Long lần thứ nhất để diệt Trịnh, phò Lê; gặp khi vua Lê Hiển Tông mất (ngày 10 tháng 8), Trần Văn Kỷ cùngNguyễn Hữu Chỉnh đã thay mặt Nguyễn Huệ mặc áo trắng đi theo hầu đám tang vua đến nơi an táng ở Bàn Thạch (Thanh Hóa).[3]

    Năm 1787, nội bộ Tây Sơn lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc. Và cũng chính ông đã đứng ra lo dàn xếp giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bằng cách lấy Bản Tân làm ranh giới. Từ Quảng Ngãi trở vào Nam do Nguyễn Nhạc làm chủ, từ Thăng Diện ra Bắc thuộc về Nguyễn Huệ. Theo sử liệu[4] thì: Nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, bề tôi yêu chuộng của Nguyễn Huệ, đã chấm dứt cuộc hỗn chiến đẫm máu kéo dài nhiều tháng (tháng 1 - tháng 5 năm 1787) giữa hai thủ lĩnh Tây Sơn làm thiệt hại chừng một nửa trong số 6 vạn quân của Nguyễn Huệ điều vào Quy Nhơn. Chép lại sự kiện rạn nứt này, sách Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ (1861-1908) cũng đã xác nhận rằng nội chiến chấm dứt đấy là nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, là người hạnh thần của Nguyễn Huệ bày ra. Do thành quả trên, ông được phong tước Kỷ Thiện hầu, giữ chức Trung thư - Phụng chính, có nhiệm vụ tham mưu, nắm toàn bộ trung thư cơ mật, thảo sắc phong, chiếu lệnh...

    Năm 1788, ông theo Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai nhằm giải quyết vụ Vũ Văn Nhậm. Trong thời gian này, ông dành nhiều thời gian tiếp xúc với các sĩ phu đất Bắc và đã tiến cử một số nhân vật tài giỏi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Võ Văn Ước, Nguyễn Thế Lịch, Vũ Huy Tấn, Trần Bá Lãm....Ngoài ra, ông còn đề xuất với Nguyễn Huệ cố mời cho được Nguyễn Thiếp đang ẩn dật ở Nghệ An ra giúp nước.[5].

    Năm 1788, vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) ra Bắc lần thứ ba để đánh quân xâm lược nhà Thanh. Lần này, Trần Văn Kỷ cũng được theo để giúp việc quân. Đầu xuân năm sau (1789), quân Thanh bị đánh tan; kể từ đó cho đến ngày vua Quang Trung mất (1792), Trần Văn Kỷ đã tích cực tham mưu cho nhà vua nhiều kế sách để đánh nhau với quânchúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh).

    Lúc vua Quang Trung bất ngờ lâm bệnh, Trần Văn Kỷ luôn có mặt bên cạnh. Đến khi vua sắp mất, ông và tướng Trần Quang Diệu được nhà vua cử làm Phụ chính. Nhưng sau vì vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) còn quá trẻ, nên quyền hành sớm vào tay người cậu ruột của vua là Thái sư Bùi Đắc Tuyên.

    -Ninh Tốn :

    Năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt Vũ Văn Nhậm, rồi cho sắp đặt lại quan chức. Ninh Tốn được phong chức Hàn lâm trực học sĩ, để cùng với Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Du, Phan Huy Ích giúp Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm, cai quản đất Bắc.

    Có các nhận định khác nhau về việc Ninh Tốn ra phục vụ Tây Sơn. Các tác giả của sách Thơ văn Ninh Tốn cho rằng đó là sự thức thời, tuy nhiên sách Đại Nam Liệt Truyện[10]viết "Ninh Tốn trước trốn tránh không chịu ra, Huệ bắt em là Hương Công lôi ra chém đi để cho Tốn sợ, sau Ninh Tốn mới ra".

    Theo sử liệu [11] thì Ninh Tốn làm quan nhà Lê trải đến chức Hữu Thị lang, tước Trường nguyên bá. Khi nhà Lê mất, ông tiếp tục phục vụ nhà Tây Sơn, giữ chức Thượng thư Bộ Binh, tước hầu. Và nhờ năm Canh Tuất (1790), ông có đề tựa tập thơ Hoa trình học bộ tập của thầy học là Vũ Huy Đĩnh và đề tựa cuốn sách y học Thai sản điều lý phương pháp tự của bạn là Hoàng Phong Ôn Phủ (tức Nguyễn Thế Lịch), mà người đời sau biết được vào năm đó (47 tuổi) ông đã xin về nghỉ ở quê.

    -Ngô Thì Nhậm:1786, Nguyễn Huệ ra Bắc, chỉ một trận quét sạch cơ đồ hai trăm năm của họ Trịnh. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ hai, giết Võ Văn Nhậm chuyên quyền mưu phản, rồi cho mời ông đến, phong ngay cho ông chức Thị lang bộ Lại, sau đó lại giao cho ông cùng Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thuận Ngôn cai quản toàn bộ mười một trấn Bắc Hà.

    Về quân sự, diệu kế "rút quân về Tam Điệp" của ông đề xuất đã góp phần quan trọng vào cuộc đại thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược; về ngoại giao, ông đã "lấy ngọn bút thay giáp binh" của Nguyễn Huệ giao cho, sau chiến thắng Đống Đa, dùng lý lẽ đập tan ý định phục thù của nhà Thanh, khiến chúng phải bỏ lệ cống người vàng và từ vua Càn Long trở xuống đều cảm phục vua Quang Trung về mọi mặt. Các văn từ của Ngô Thì Nhậm thảo ra trong thời kỳ này tập hợp trong Bang giao tập và các bài thơ đi sứ của ông trong bộ Hoa trình gia ấn thi tập là những bộ sách vô cùng quý báu của nước ta về tư thế ngoại giao, và niềm tự hào dân tộc to lớn của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm.

      bởi vo phuoc nguyen nguyen 19/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

  •  Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?

    21/12/2022 |   0 Trả lời

  • Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?

    Giusp mik vs ạ!!

    29/12/2022 |   0 Trả lời

  • Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng

    07/11/2023 |   1 Trả lời

  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA

    Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.

    21/12/2023 |   1 Trả lời

NONE
OFF