Cảm nhận của em về nhân vật Lý Công Uẩn?
1, Cảm nhận của em về nhân vật Lý Công Uẩn
( Năm sinh, năm mất, quê quán, ông lên ngôi khi nào ông đã làm gì cho đất nước)
Câu trả lời (2)
-
Sự ra đời
Lên ba tuổi, ông được mẹ đem đến nhà Lý Khánh Vân, được Khánh Vân nhận làm con nuôi và cho mang họ Lý của ông.
Năm Lý Công Uẩn được 7 tuổi, Lý Khánh Vân cho con nuôi đi theo học với sư Vạn Hạnh đến lúc trưởng thành. Sống thanh đạm trong chùa, ông hằng ngày lao động và tụng kinh, tham gia làm những việc từ thiện đối với nhân dân nghèo khổ và đói rét trong vùng nông thôn Cổ Pháp, Bắc Giang. Với thân phận không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẽ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hằng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ với suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước.
Được người thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lý Công Uẩn khi bé trong ‘đường tới Thăng Long ‘ và phim hoạt hình ‘ Con Của Rồng ‘
Làm quan dưới thời nhà Lý
Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việtgiành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Theo “Ngọc phả các vua triều Lê” ở các di tích cố đô Hoa Lư – Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị… sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.
Lý Công Uẩn trong ‘ Huyền Sử Thiên Đô ‘
Lên ngôi
Năm 1009, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, ông 35 tuổi. Lực lượng của quan Chi nội là Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên ngôi hoàng đế.
Đại Việt sử lược có ghi chép:
Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn, trong đó có những câu:
Phiên âm:
Thụ căn yểu yểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành…
Tạm dịch:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám hạt thành…
Theo phép chiết tự chữ Hán, mấy câu này ẩn ý nhà Lê sẽ mất (cây rụng) và nhà Lý (thập (十) + bát (八) + tử (子) thành chữ lý (李) sẽ nổi lên. Sư Vạn Hạnh bèn nói với Lý Công Uẩn rằng: “Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhơn hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận”. Lý Công Uẩn sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn”.
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”). Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu. Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý.
bởi Hồng Vân Nguyễn 14/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Lý Công Uẩn là người Châu Cổ Pháp(Từ Sơn-Bắc Ninh).Thuở nhỏ làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Văn,theo học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh.Sau đó làm quan cho nhà Lê,giữ đến chức Điện tiền chỉ huy sứ,chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư.Ông là người có học,có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
bởi Khánh Trình 15/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời