OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

  bởi thu hằng 15/12/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

    • Năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu khai thác ở Việt Nam. Nội dung:
      • Xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ; xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, xay xát và môt số cơ sở công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.
      • Đẩy mạnh khai thác mỏ (chủ yếu là than) để đưa về nước phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
      • Cướp ruộng đất lập đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su...
    • Chính sách khai thác của Pháp làm cho xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa sâu sắc:
      • Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ trở nên giàu có. Dựa vào Pháp, họ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.Tuy nhiên cũng có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị Pháp chèn ép nên có tinh thần chống Pháp.
      • Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất. Một số ít rời làng ra các hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Phần đông vẫn ở lại làng chịu áp bức bóc lột nặng nề bởi nạn thuế khóa, phu phen, tạp dịch...Đây là một lực lượng cách mạng to lớn nhưng thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
      • Giai cấp công nhân được hình thành từ một bộ phận nông dân phá sản phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm. Đến trước chiến tranh thế giới thứ  nhất, số lượng công nhân Việt Nam tuy còn ít nhưng bị áp bức bóc lột nặng nề, phân bố đều và tập trung trong các cơ sở kinh tế chủ yếu của thực dân Pháp.
      • Tư sản dân tộc cũng ra đời từ một bộ phận người đứng ra hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn bán hoặc lập xưởng sản xuất. Tầng lớp này ngay từ đầu đã bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu.
      • Tầng lớp tiểu tư sản gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức trong các công sở, trí thức, học sinh, sinh viên...Số lượng tầng lớp này ngày càng đông cùng với sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp.
      • Các sĩ phu Nho học cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Bên cạnh việc đọc sách Nho họ còn đọc những cuốn sách mới của các tác giả Châu Âu và Trung Quốc. Họ hô hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh.
      bởi bach hao 16/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF