OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày tình hình kinh tế nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

  bởi Ho Ngoc Ha 25/07/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • –              Vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp: được nhà Nguyễn coi trọng.

    + Năm 1803, Gia Long đã ra lệnh đo đạc lại toàn bộ ruộng đất, lập địa bạ cho từng xã, thôn ở Bắc Hà.

    + Đến năm 1839, dưới thời Minh Mạng, việc lập địa bạ các thôn, xã trên phạm vi toàn quốc đã được hoàn thành.

    + Năm 1804, Gia Long ban hành chính sách quân điền. Mặc dù nhà Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng vẫn không thoát khỏi lối mòn của các triều đại phong kiến trước trong chính sách bảo vệ công điền, khi ruộng đất công chỉ còn khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất cả nước. Chính sách quân điền của nhà Nguyễn, do đó, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng; về thực chất, ch1 là một hình thức cấp ruộng cho quan lại và binh lính.

    + Trong các biện pháp trọng nông, chính sách khai hoang dưới hình thức doanh điền là có hiệu quả hơn cả.

    + Tuy số ruộng đất khai khẩn thêm khá lớn, nhưng vẫn không thể bù đắp được số ruộng đất để hoang hóa. Chính sách doanh điền, khai hoang của nhà Nguyễn không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam.

    – Thủ công nghiệp:

    + Cùng với sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống trong dân gian, nhà Nguyễn có khuynh hướng tăng cường xây dựng các quan xưởng, chủ yếu tập trung ở Huế.

    • Trong chính quyền, hình thành những cơ quan chức năng chuyên trách về từng loại sản phẩm.
    • Quản lí chung các ngành, nghề thủ công của nhà nước là ti Vũ khí chế tạo, gồm 57 cục trông coi từng ngành cụ thể như đúc súng, làm đồ trang sức, làm gạch ngói, khắc ia..
    • Làm việc trong những quan xưởng đều là những thợ giỏi, được trưng tập từ các địa phương nên sản phẩm làm ra đều có kĩ thuật cao.

     

    + Một trong những nghề hoạt động kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn này là khai khoáng.

    • Phần lớn số mỏ được giao cho các thương nhân (chủ yếu là Hoa kiều), các tù trưởng miền núi lĩnh trưng, hằng năm nộp thuế cho nhà nước.
    • Đối với một số mỏ quan trọng, nhà Nguyễn trực tiếp tổ chức khai thác. Tuy nhiên, các mỏ do nhà nước khai thác thường kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn rồi lại phải giao cho tư nhân lĩnh trưng.

    –              Thương nghiệp: sang thế kỉ XIX, thương nghiệp có chiều hướng suy thoái. Nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khóa phức tạp và chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán.

    –              Ngoại thương: nhà Nguyễn thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây. Thương nhân ngoại quốc đến buôn bán ở nước ta giai đoạn này chủ yếu là người Hoa, Xiêm, Mã Lài.

    –              Cùng với sự sa sút của kinh tế thương nghiệp, các đô thị ngày càng suy thoái. Ớ Thăng Long, đến cả khu vực 36 phố phường sầm uất, cũng nhanh chóng bị nông thôn hóa. Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An sa sút không còn khả năng phục hồi. Đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế đất nước đã trở nên hết sức trì trệ.

      bởi Sam sung 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF