OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Em hãy lấy ví dụ để làm rõ nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  bởi Thanh Thanh 28/10/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Nguyên tắc

    Ví dụ

    1. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

    Cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của một nhà nước Việt Nam độc lập đúng nghĩa và cũng là lần đầu tiên, người dân Việt Nam được thể hiện quyền dân chủ thực sự, bầu ra người đại diện của mình trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.  

    2. Đảm bảo tính pháp quyền.

    Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991), lần đầu tiên khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” được nêu ra tại Việt Nam và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994… Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

    3. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

    Nội dung của cá nhân phụ trách là khi công việc của Đảng, của cấp uỷ, của tập thể sau khi đã được bàn bạc thấu đáo đi đến ra nghị quyết hoặc quyết định thì phải được phân công cho từng người phụ trách thi hành. Việc gì một người không làm được thì phải giao cho một tập thể thực hiện. Nếu tập thể thực hiện thì cũng phải có người đứng đầu tập thể đó chịu trách nhiệm chính. Người phụ trách là người phải có đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo nghĩa là phải quyết tâm tổ chức thực hiện đúng việc tập thể đã bàn, đã quyết

    4. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

    Về phương diện chính trị, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất ở Nhân dân, thể hiện qua nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” như phân tích trên đây. Về phương diện tổ chức thực hiện, quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội. Sự thống nhất quyền lực này không gây ra chuyển quyền mà chỉ càng bảo đảm hơn tính dân chủ của bộ máy nhà nước bởi vì Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, có mối quan hệ chặt chẽ và chịu trách nhiệm trước Nhân dân thông qua chế độ bầu cử. 

      bởi Sam sung 29/10/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF