OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Như thường lệ, khi đi thăm mộ mẹ mình ở Văn Điển, tôi sang Khu A thắp nén hương viếng mộ thầy giáo đã dạy tôi thời tiểu học và viếng mộ cụ Nguyễn Tuân, nhà văn của nhân dân. Tinh cờ đến quãng đầu Khu A, tối thấy một bà chừng ngoài 60 tuổi đang loay hoay bật mấy lần diêm mà không cháy vì gió mạnh. Tiện có chiếc bật lửa ga, tôi đến thắp lửa giùm bà. Nhìn bia mộ đề tên bác sĩ Tôn Thất Lang, tôi nghĩ bà là người thân trong gia đình giáo sư. Qua lời thăm hỏi, tôi mới vỡ nhẽ con gái của bà là học trò của giáo sư, nay là bác sĩ gây mê tại một tỉnh xa. Mấy năm trước, chị được về nhà ăn tết và thường đến viếng mộ thầy. Năm nay, chị không về được, vì thế bà đến đây thắp hương thay mặt con để tỏ lòng biết ơn giáo sư, một người thầy thuốc giàu lòng nhân ái, một thầy giáo hết lòng yêu thương học trò. Đến nghĩa trang thăm viếng những người thân đã khuất, lòng tôi man mác một nỗi buồn nhớ, song lần này tôi lại lâng lâng xen lẫn niềm vui. Thì ra Hà Nội ta vẫn còn nhiều ngưòi có ý thức "tôn sư trọng đ

Như thường lệ, khi đi thăm mộ mẹ mình ở Văn Điển, tôi sang Khu A thắp nén hương viếng mộ thầy giáo đã dạy tôi thời tiểu học và viếng mộ cụ Nguyễn Tuân, nhà văn của nhân dân. Tinh cờ đến quãng đầu Khu A, tối thấy một bà chừng ngoài 60 tuổi đang loay hoay bật mấy lần diêm mà không cháy vì gió mạnh. Tiện có chiếc bật lửa ga, tôi đến thắp lửa giùm bà. Nhìn bia mộ đề tên bác sĩ Tôn Thất Lang, tôi nghĩ bà là người thân trong gia đình giáo sư. Qua lời thăm hỏi, tôi mới vỡ nhẽ con gái của bà là học trò của giáo sư, nay là bác sĩ gây mê tại một tỉnh xa. Mấy năm trước, chị được về nhà ăn tết và thường đến viếng mộ thầy. Năm nay, chị không về được, vì thế bà đến đây thắp hương thay mặt con để tỏ lòng biết ơn giáo sư, một người thầy thuốc giàu lòng nhân ái, một thầy giáo hết lòng yêu thương học trò.

Đến nghĩa trang thăm viếng những người thân đã khuất, lòng tôi man mác một nỗi buồn nhớ, song lần này tôi lại lâng lâng xen lẫn niềm vui. Thì ra Hà Nội ta vẫn còn nhiều ngưòi có ý thức "tôn sư trọng đạo". Mong sao con cháu chúng ta vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp này.

BẠCH VÂN

(Báo Hànộimới chủ nhật ngày 3-4-1994)

Gợi ý : Nhân câu chuyện trên, em hiểu thế nào là truyền thống "tôn sư trọng đạo" của nhân dân ta ? Truyền thống đó bắt nguồn từ truyền thống hiếu học cũng là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Em phân tích quan hệ giữa hai truyền thống đó.

  bởi Ngọc Trinh 08/11/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Tôn sư trọng đạo là tôn trọng lễ phép kính trọng những người làm thầy người có công lao dậy dỗ cho chúng ta nên người. Truyền thống đó bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hiếu học là tinh thần ham học hỏi, luôn có thái độ coi trọng sự học, coi trọng người học, coi trọng nười có học.Từ đó hình thành đạo lý “tôn sư trọng đạo”.

      bởi thuy tien 08/11/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF