Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ra đời như thế nào?
Nhà nc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ra đời như thế nào ?
Câu trả lời (3)
-
Vào ngày 2/9/1954, BÁC HỒ đọc bản tuyên ngôn độc lạp tại qyarg trườg BA ĐÌH khai sainh ra nước CỘG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. NƯỚC Việt Nam ra đời như vậy đó
bởi Hoàng Danh 04/10/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam, Bắc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trước tình hình đó, tháng 9-1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà. Nghị quyết của Hội nghị đã nhấn mạnh: "Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng thắng lợi trong cả nước, chế độ thực dân mới do đế quốc Mỹ áp đặt ở miền Nam bị đập tan, nguyên nhân chia cắt đất nước bị hoàn toàn thủ tiêu, thì đương nhiên cả nước ta độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ nay, Tổ quốc ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ đất liền đến hải đảo vĩnh viễn độc lập, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa xã hội"1 . Hội nghị 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Hiệp thương chính trị đã được tiến hành từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975 tại Sài Gòn bao gồm đại biểu của hai miền Nam, Bắc với đủ các thành phần đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Hội nghị đã nhất trí quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Quốc hội chung của cả nước sẽ xác định hệ thống chính trị của Nhà nước, thành lập cơ quan Nhà nước Trung ương và xây dựng Hiến pháp mới của Nhà nước Việt Nam thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã diễn ra ngày 25-4-1976 với sự tham gia của hơn 23 triệu cử tri, chiếm gần 99% tổng số cử tri. Tỷ lệ này ở miền Bắc là 99,36%, ở miền Nam là 98,59%. Tổng số đại biểu Quốc hội đã bầu là 492 trong đó có 249 đại biểu miền Bắc và 243 đại biểu miền Nam . Tổng số đại biểu Quốc hội được tính theo tỷ lệ 1 đại biểu /100.000 cử tri .
Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả dân tộc đã giành được thắng lợi rực rỡ.
Sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử, Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên vào ngày 25-6-1976 và kéo dài đến ngày 3-7-1976. Ngày 2-7-1976 Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng. Đó là các Nghị quyết về lấy tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô, về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội đã quyết định trong khi chưa có Hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta dựa trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quốc hội đã bầu ra các vị lãnh đạo Nhà nước và thành lập ra các cơ quan Nhà nước Trung ương như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng quốc phòng, Toà án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội cũng đã quyết định khoá Quốc hội này là khoá VI để thể hiện tính liên tục và nhất quán của Nhà nước thống nhất .
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.bởi Eath Hour 04/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á ra đời đã chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc. Việc khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ tại các quốc gia thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh.
Đúng 14 giờ ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, trong cuộc mít tinh của hàng chục vạn người ở Hà Nội và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới về một nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc... Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!... Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy...”. Bản Tuyên ngôn độc lập do Bác Hồ viết là sự kết tinh những quyền lợi cơ bản và nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam, nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng và đầy nhân văn của nhân dân ta. Và kể từ đó trở đi, ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
bởi Dương Lộc Bá 04/10/2018Like (1) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trường hợp bạn A đủ 16 tuổi nhưng không sử dụng xe trên 50cm3 là hình thức thực hiện nào của pháp luật?
03/12/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào đã dẫn đến sự căng thẳng cho bạn H? Trong cuộc sống em đã gặp những tình huống nào dẫn đến căng thẳng? Em sẽ làm gì để đối mặt với chúng?
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
06/01/2023 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
10/03/2023 | 1 Trả lời
-
Trình bày những nét đặc sắc của một loại hình âm nhạc ở truyền thống quê hương Bình Định mà em yêu thích
22/10/2023 | 0 Trả lời
-
22/04/2024 | 0 Trả lời