OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy kể một câu chuyện về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

tìm những bản kịch, câu chuyện về chủ đề tự do tín ngưỡng và tôn giáo

  bởi na na 25/10/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Mk có câu truyện sưu tầm này nè:

    Marco Polo và sự tích Đức Phật

    Như đã trình bày trên đây thì trong lúc Âu châu chưa hề biết đến Phật giáo là gì thì sự tích Đức Phật qua câu chuyện Barlaam và Joasaph đã được truyền bá khắp nơí với tất cả sự ngưỡng mộ và thành kính của người Tây phương. Tuy nhiên trước khi các học giả khám phá ra nguồn gốc vay mượn của câu chuyện trên đây thì Âu châu cũng đã có các tư liệu khác liên quan đến Đức Phật nhưng không hề có ai chú ý đến, có thể là vì người Tây phương từ nhiều trăm năm tự khép kín trong truyền thống tín ngưỡng của mình và không hề quan tâm đến những gì khác. Vào thế kỷ XIII, có một thương gia người Ý tên là Marco Polo rất thích phiêu lưu đã từng chu du khắp Trung đông, Ấn độ, Trung hoa và các miền viễn Đông và đã tường thuật lại nhiều chuyện tai nghe mắt thấy. Khi ghé vào đảo Tích Lan ông nghe kể chuyện về sự tích Đức Phật và đã ghi chép lại như sau :

    Người dân trên đảo kể rằng "...Vị ấy tên là Sargamonym Borcam. Họ bảo rằng đấy là một người toàn thiện nhất trên thế gian này và vị ấy cũng là một vị thánh, theo ý nghĩa của họ. Theo lời họ kể thì vị ấy tuy là con trai của một trong những nhà vua rất giàu có, nhưng lại chỉ thích sống một cuộc sống tinh khiết không màng đến bất cứ thứ gì trong thế gian này, kể cả sau này sẽ được lên ngôi. [...]Vua cha vô cùng buồn khổ. Ông quyết định xây một cung điện thật nguy nga dành riêng cho con mình, và tuyển chọn những người con gái đẹp nhất chưa từng thấy để hầu hạ. [...] Nhưng hoài công vô ích, vì người con trai nói với vua cha là chỉ muốn đi tìm một người không bao giờ chết, vì chính mình đã nhận thấy tất cả mọi người đều chết, dù già hay còn trẻ. Vị ấy nhất định thực hiện quyết tâm của mình và không gì có thể lay chuyển được. Vào một đêm tối trời vị ấy trốn khỏi hoàng cung, tìm vào vùng núi non hẻo lánh để trau dồi đạo đức, vị ấy sống rất khắc khổ, nhịn ăn và chay tịnh giống như một người Thiên chúa giáo vậy [...], (trích từ quyển « Le Livre des Merveilles » (Quyển sách về những chuyện Kỳ diệu) của Marco Polo).

    Trong suốt một thời gian dài nhiều trăm năm không hề có một ai đã nhận thấy hay chú ý đến sự tương đồng giữa câu chuyện Barlaam và Joasaph với câu chuyện do Marco Polo thuật lại. Mãi cho đến giữa thế kỷ XIX khi bộ kinh Lalitavistara (Phổ diệu kinh), tức là bộ kinh "Trình bày chi tiết cuộc đời Đức Phật" được dịch ra ngôn ngữ Tây phương thì lúc đó các học giả Âu châu mới bật ngửa ra là nội dung câu chuyện Barlaam và Joasaph lại chính là sự tích của Đức Phật mà không còn một nghi vấn nào nữa. Ấy thế mà ngày nay "thánh tích" thiêng liêng (mà Phật giáo gọi là xá lợi) của thánh Joasaph vẫn được giữ gìn thật cẩn thận và thật tôn nghiêm với tất cả sự sùng kính tại nhà thờ Saint-André tại tỉnh Anvers của nước Bỉ.

    Lời kết :

    Thật ra câu chuyện khám phá ra nguồn gốc của hai nhân vật Barlaam và Joasaph cũng chẳng có gì mới lạ. Sách vở, tư liệu vá các phúc trình nghiên cứu khoa học thật phong phú, chẳng hạn như một học giả người Đức là Robert Volk đã để ra 20 năm nghiên cứu về huyền thoại này và đã viết thành một tập sách 1100 trang. Các bản sách cổ chép tay với hình vẽ minh họa cũng như các di vật liên quan đến câu chuyện Barlaam và Joasaph đều được lưu trữ trong các bảo tàng viện khắp nơi tại Âu châu và cả Trung đông. Mục đích của bài viết ngắn này thì thật đơn giản, chỉ có ý mượn một câu chuyện trùng hợp giữa các tôn giáo để nêu lên một vài suy tư mà thôi.

    Trước hết là giá trị của sách vở và các huyền thoại nói chung, kể cả những bằng chứng hiển nhiên đó là những gì mà người tu tập cần phải cẩn thận. Hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ XIX, xuyên qua nhiều tín ngưỡng và nhiều dân tộc khác nhau, đã có không biết bao nhiêu người sùng kính, ngưỡng mộ và tôn thờ hai nhân vật Barlaam và Joasaph, nhưng rốt lại thì sự thật là như thế, lòng thành kính của mình lại hướng vào một sự vay mượn từ một tín ngưỡng khác.

    Sau khi nguồn gốc của câu chuyện được phơi bày thì không biết bao nhiêu học giả, sử gia, khoa học gia... đã thi nhau đổ xô vào đó để nghiên cứu. Công sức và thời giờ mà họ bỏ ra quả không tương xứng với kết quả mà họ mang lại, vì trên thực tế thì những kết quả đó cũng chẳng làm thay đổi được xã hội của chúng ta bao nhiêu, đấy là chưa nói đến trường hợp của nhiều người không hề quan tâm đến những chuyện « lẩm cẩm » như thế. Tóm lại tu tập là phải luôn tự hỏi là mình tu tập cái gì, cứu cánh của nó là gì và nó sẽ đưa mình về đâu.

    Thật vậy phần căn bản sơ đẳng trong tất cả các tín ngưỡng nói chung đều khá giống nhau, có nghĩa là có thể tháo ráp và lắp vào tôn giáo nào cũng được. Trái lại riêng Phật giáo thì gồm có hai khía cạnh thật khác biệt : sự tu tập và trí tuệ. Sự tu tập tượng trưng cho phần căn bản và còn gọi là phương tiện thiện xảo (tiếng Phạn là upaya) và trí tuệ thì tượng trưng cho kết quả. Phương tiện thì gồm có kinh điển, việc tụng niệm, sự sùng kính, các huyền thoại đủ loại để củng cố lòng tin, v.v..., trong khi đó thì Trí tuệ là cứu cánh tức là sự giác ngộ và giải thoát.

    Phật giáo Tây tạng chủ trương phương tiện phải đi đôi với trí tuệ, nếu chỉ sử dụng phương tiện mà không thấy trí tuệ phát hiện thì việc tu tập ấy cũng hoài công mà thôi. Phương tiện trong Phật giáo Tây tạng rất màu mè và phức tạp, nhưng không nên nghĩ rằng Phật giáo ấy dừng lại ở đó và đơn giản chỉ có thế : nghi lễ thực sự chỉ là phương tiện và phải làm phát sinh ra trí tuệ. Đối với Thiền học thì thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki bảo rằng Từ bi là Bát nhã và Bát nhã là Từ bi. Bát nhã có nghĩa là Trí tuệ và Từ bi là Phương tiện. Từ bi mà không làm phát hiện ra Trí tuệ cũng sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều.

    Tóm lại nếu chỉ dừng lại ở phương tiện chẳng hạn như nghi lễ và lòng sùng kính rồi xem đấy là đủ thì tu tập theo tín ngưỡng nào cũng thế, tất cả cũng đều giống nhau như người ta thường nói. Câu chuyện Barlaam và Joasaph đã từng được sử dụng như một phương tiện cho nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhưng kết quả mang lại thì rất khó để xác định. Trong một cấp bậc nào đó của tín ngưỡng thì Đức Phật cũng có thể đổi tên để trở thành Joasaph, Josaphat, Yudasaf, Iosaphat, v.v...

      bởi Clarke Ivy 25/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF