OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kể tên những dạng năng lượng được sử dụng hiện nay?

Kể tên những dạng năng lượng được sử dụng hiện nay

  bởi Kim Ngan 20/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

    • Năng lượng truyền thống(củi, gỗ) là nguồn năng lượng đã được con người sử dụng từ thời xa xưa với xu hướng tỷ trọng ngày càng giảm nhanh chóng, từ 80% năm 1860xuống 25% năm 1920 và sau 1 thế kỉ nữa thì vai trò của nó hầu như không đáng kể (2%). Đây là xu hướng tiến bộ vì củi, gỗ thuộc loại tài nguyên có thể phục hồi được nhưng rất chậm. Nếu con người tiếp tục đốt củi thì chẳng bao lâu Trái đất sẽ hết màu xanh và như vậy, đất đai sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu sẽ nóng lên, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân loại.
    • Than đánguồn năng lượng hoá thạch, có thể phục hồi nhưng rất chậm. Than được biết từ rất sớm và cho đến nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Tỷ trọng của than trong cơ cấu sử dụng năng lượng tăng nhanh vào những năm cuối thế kỉ XIX (44% năm 1880 lên 58% năm 1900), đạt cực đại vào đầu thế kỉ XX(68% năm 1920) gắn liền với những thay đổi về quy trình của công nghiệp luyện kim (thay thế than củi bằng than cốc), sự ra đời của máy hơi nước và việc sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học. Từ nửa sau thế kỉ XX, tỷ trọng của than trong cơ cấu năng lượng bắt đầu giảm nhanh một phần do việc khai thác và sử dụng than gây suy thoái và ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), song quan trọng hơn vì đã có nguồn năng lượng khác hiệu quả hơn thay thế.
    • Dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử dụng nhiều vào nửa sau thế kỉ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, 26% năm 1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập kỉ 80 gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông, công nghiệp hoá chất, đặc biệt là hoá dầu. Bước sang đầu thế kỉ XXI, vai trò của dầu mỏ bắt đầu giảm do có nhiều nguyên nhân: xung đột và khủng hoảng về dầu lửa giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ dầu, ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng và vận chuyển dầu gây ra (nước, không khí, biển...), mức khai thác quá lớn dẫn tới sự cạn kiệt nguồn năng lượng này (dự báo với nhịp độ khai thác như hiện nay, chỉ đến năm 2030 là cạn kiệt) và quan trọng hơn là do đã tìm được các nguồn năng lượng mới thay thế.
    • Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện được sử dụng từ những năm 40 của thế kỉ XX, tăng chậm và giữ ở mức 10- 14% tổng năng lượng sử dụng của toàn thế giới. Dự báo tỷ trọng của nó sẽ đạt 22% ở thập niên 20 của thế kỉ XXI và có xu hướng giảm dần từ nửa sau thế kỉ XXI vì nhiều lý do.

    Năng lượng hạt nhân có nhiều lợi thế, cho hiệu suất cao, tạo ra nguồn điện độc lập với các nguồn nhiên liệu than, dầu, khí đốt, ít phụ thuộc vào vị trí địa lí. Song độ không an toàn và rủi ro là khá lớn. Đó là việc vận hành đòi hỏi điều kiện chuyên môn ngặt nghèo, yêu cầu đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cũng như sự nan giải trong việc xử lý sự cố và chất thải.

    • Thuỷ điện là nguồn năng lượng tái tạo với khả năng rất lớn. Song việc xây dựng nhà máy đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, thời gian xây dựng và khả năng thu hồi vốn lâu. Đó là chưa kể việc phải di dân rất tốn kém và những thay đổi về môi trường sinh thái có thể xảy ra do hình thành các hồ chứa nước lớn.
    • Các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo như khí sinh học, gió, địa nhiệt, mặt trời, thuỷ triều... Tuy mới được sử dụng từ những năm cuối của thế kỉ XX, nhưng đây sẽ là nguồn năng lượng tiềm tàng của nhân loại. Do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo, các nguồn năng lượng mới sẽ trở thành nguồn năng lượng cơ bản ở cả các nước phát triển và đang phát triển từ nửa sau của thế kỉ XXI.
      • Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế thải hữu cơ nông nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm bảo nhu cầu đun nấu, thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt khác, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
      • Năng lượng Mặt Trời được sử dụng dưới hai dạng điện và nhiệt. Đây là nguồn năng lượng vô tận để đun nước, sưởi ấm, sấy nông sản, pin quang điện... phục vụ cho các ngành kinh tế và đời sống. ở nước ta, nguồn năng lượng này mới bước đầu được khai thác với quy mô nhỏ, thí dụ như pin mặt trời phục vụ các chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa.
      • Nguồn năng lượng gió trong thiên nhiên là rất lớn. Việc khai thác và đưa vào sản xuất điện năng đã và đang được tiến hành ở nhiều nước như Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ...
      • Năng lượng địa nhiệt ở sâu trong lòng đất cũng được khai thác và sử dụng dưới dạng nhiệt và điện. Tiềm năng địa nhiệt ở một số nước rất lớn (như Ireland, Hy Lạp, Pháp, Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản...) đã tạo điều kiện cho việc khai thác rộng rãi nguồn năng lượng này.
      bởi Nguyễn Thuỵ Vy 20/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF