OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Em hiểu thế nào về đất nước Việt Nam?

em hiểu thế nào về đất nước Việt Nam?

  bởi Tuấn Huy 20/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • 1.Vị trí địa lí
    Diện tích: 329.241 km2
    Dân số: 78.685.800 người (năm 2002)
    Thủ đô: Hà Nội
    Kinh tuyến: 102°08' - 109°28' Đông
    Vĩ tuyến: 8°02' - 23°23' Bắc
    Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 3.730km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
    Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

    2. Khí hậu
    Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 27°C. Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1 500 - 2000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm2.
    Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
    Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.
    Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).

    3. Ngôn ngữ
    Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống nhất. Tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức cộng đồng, gắn bó giữa các dân tộc với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ thông, là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam.
    Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho giao lưu quốc tế nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt Nam như tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Ðức,...

    4. Trang phục
    Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc). Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá.
    Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo.
    Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui... thì mới có dịp để "thể hiện mình".
    Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống cũng đang dần dần mất đi nét riêng và thay thế bởi những hàng may sẵn, vừa tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc sống hiện tại cho bản thân và gia đình họ

    Những vấn đề môi trường
    * Thiên tai: bão nhiệt đới không thường xuyên (tháng 5 đến tháng 1) với lũ lụt trên diện rộng.
    * Môi trường
    - Khai thác gỗ và đốt rừng làm rẫy góp phần vào sự phá rừng và xói mòn đất; ô nhiễm nước và đánh bắt cá quá mức đe doạ cuộc sống sinh vật biển; ô nhiễm nước ngầm làm giảm nguồn cung nước sạch; tăng công nghiệp hoá đô thị và di cư làm suy giảm nhanh chóng môi trường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
    - là thành viên của: Đa dạng sinh học, Hiệp ước khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu, Xa mạc hoá, Các loài có nguy cơ tuyệt chủng, Thay đổi môi trường, Các chất thải độc hại, Luật biển, Bảo vệ tầng Ozon, Ô nhiễm tàu biển (MARPOL 73/78), Đất trũng
    - đã ký, nhưng chưa phê chuẩn: Hiệp ước Kyoto về thay đổi khí hậu, Cấm thử vũ khí hạt nhân

      bởi Nong thi tham Nông thị thắm 20/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Diện tích: 331.211,6 km²
    Dân số: 85.789,6 nghìn người (4/2009)
    Thủ đô: Hà Nội

    Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

    Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông
    Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc

    Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

    Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa;
    Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;
    Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.
    Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.
     

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 21/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Vị trí địa lí 
    Diện tích: 329.241 km2 
    Dân số: 78.685.800 người (năm 2002) 
    Thủ đô: Hà Nội 
    Kinh tuyến: 102°08' - 109°28' Đông 
    Vĩ tuyến: 8°02' - 23°23' Bắc 
    Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 3.730km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). 
    Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. 

    2. Khí hậu 
    Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 27°C. Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1 500 - 2000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm2. 
    Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. 
    Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. 
    Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). 

    3. Ngôn ngữ 
    Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống nhất. Tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức cộng đồng, gắn bó giữa các dân tộc với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ thông, là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam. 
    Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho giao lưu quốc tế nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt Nam như tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Ðức,... 

    4. Trang phục 
    Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc). Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá. 
    Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. 
    Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui... thì mới có dịp để "thể hiện mình". 
    Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống cũng đang dần dần mất đi nét riêng và thay thế bởi những hàng may sẵn, vừa tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc sống hiện tại cho bản thân và gia đình họ 

    Những vấn đề môi trường 
    * Thiên tai: bão nhiệt đới không thường xuyên (tháng 5 đến tháng 1) với lũ lụt trên diện rộng. 
    * Môi trường 
    - Khai thác gỗ và đốt rừng làm rẫy góp phần vào sự phá rừng và xói mòn đất; ô nhiễm nước và đánh bắt cá quá mức đe doạ cuộc sống sinh vật biển; ô nhiễm nước ngầm làm giảm nguồn cung nước sạch; tăng công nghiệp hoá đô thị và di cư làm suy giảm nhanh chóng môi trường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 
    - là thành viên của: Đa dạng sinh học, Hiệp ước khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu, Xa mạc hoá, Các loài có nguy cơ tuyệt chủng, Thay đổi môi trường, Các chất thải độc hại, Luật biển, Bảo vệ tầng Ozon, Ô nhiễm tàu biển (MARPOL 73/78), Đất trũng 
    - đã ký, nhưng chưa phê chuẩn: Hiệp ước Kyoto về thay đổi khí hậu, Cấm thử vũ khí hạt nhân

      bởi Tuyền Khúc 21/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF