OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

So sánh hình thức sản xuất trong nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ

1 so sánh hình thức sản xuất trong nông nghiệp của Trung và Nam mĩ

2 kể tên các kiểu môi trường tự nhiên TRUNG va NAM MI

3 nếu sự phân bố dân cư của BẮC MĨ

GIUP MIN NHE

  bởi Mai Hoa 04/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • 1.

    Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
    Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
    Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
    Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.
    Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
    Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.

    2.

    Trả lời:

    - Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, thực động vật rất phong phú. 
    - Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
    - Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
    - Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
    - Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
    - Bán hoang mạc ôn đới phát triển.trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
    - Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

    3.

    Năm 2001, dân số Bắc Mĩ là 419.5 triệu người, mật độ dân số trung bình
    khoảng 20 người/km2
    Do chịu ảnh hưởng của sự phân hoá về tự nhiên, dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.

    Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa là nơi dân cư thưa thớt nhất (mật độ dưới 1 người/km2). Nhiều nơi không có người sinh sống.
    Phía tây, trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư cũng thưa thớt (1 đến 10 người/km2), chi dải đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn (11 -50 người/km2).
    Phía đông Hoa Ki là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ (mật độ 51 - 100 người/km2). Đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì có mật độ dân cư lên tới trên 100 người/km2, chủ yếu do công -¿hiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hoá cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.
    Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

      bởi Nguyễn Quang Bằng 04/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF