OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Quá trình xây dựng kênh đào Panama

quá trình xây dựng kênh đào panama

help me !!! mai có tiết rùi khocroi

  bởi Trần Hoàng Mai 21/09/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Khi tàu SS Ancon rong buồm qua eo đất Panama ngày 15/8/1914, nó đã khởi đầu cho sự biến đổi lục địa châu Mỹ và cho sự ra đời một con đường biển quan trọng của toàn thế giới. Sử gia người Mỹ David McCullough đã nói rằng, việc xây dựng kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương còn có ý nghĩa hơn là một kỳ công to lớn chưa từng có của ngành xây dựng. Ông viết trong cuốn sách về kênh đào của mình, việc xây dựng kênh đào có tầm quan trọng lịch sử to lớn, không phải là không giống tầm quan trọng của một cuộc chiến, và nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục ngàn người, không phân biệt đẳng cấp, thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch khác nhau.

    David McCullough đã nói rằng, việc xây dựng kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương còn có ý nghĩa hơn là một kỳ công to lớn chưa từng có của ngành xây dựng. Ông viết trong cuốn sách về kênh đào của mình, việc xây dựng kênh đào có tầm quan trọng lịch sử to lớn, không phải là không giống tầm quan trọng của một cuộc chiến, và nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục ngàn người, không phân biệt đẳng cấp, thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch khác nhau.

    David McCullough đã nói rằng, việc xây dựng kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương còn có ý nghĩa hơn là một kỳ công to lớn chưa từng có của ngành xây dựng. Ông viết trong cuốn sách về kênh đào của mình, việc xây dựng kênh đào có tầm quan trọng lịch sử to lớn, không phải là không giống tầm quan trọng của một cuộc chiến, và nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục ngàn người, không phân biệt đẳng cấp, thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch khác nhau.

    Ý tưởng đầu tiên về kênh đào có từ đầu thế kỷ XVI khi Charles đệ ngũ, Hoàng đế của La Mã và là vua của Tây Ban Nha gợi ý rằng nó có thể làm ngắn quãng đường đi lại giữa Ecuador và Peru. Tuy nhiên, nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng kênh đào bắt đầu vào năm 1800 là của một công-xoóc-xi-om của người Pháp, một tập đoàn tương tự như tập đoàn được thành lập để xây dựng Kênh đào Suez. Nỗ lực này cuối cùng đã thất bại và Hoa Kỳ đã thế chỗ để hoàn thành việc xây dựng. Năm 1902, Thượng viện Mỹ đã xem xét ban hành một đạo luật về việc xây dựng một kênh đào tại Nicaragua, thay vì tại Panama. Song điều luật sửa đổi bổ sung của Thượng Nghị sĩ John Spooner đại diện cho bang Wisconsin đã dành thắng lợi tại Thượng viện. Hạ viện Mỹ đã nhanh chóng thông qua dự luật và Tổng thống Theodore Roosevelt (1901-1909) đã ký ban hành luật này. Sau nhiều vấn đề đáng kể trong việc đàm phán ký một hiệp ước với Colombia, khi đó đang kiểm soát Panama, Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã đạt được việc chấp thuận xây dựng kênh đào cùng với sự ra đời của Chính phủ Panama độc lập vào năm 1904.

    Việc xây dựng kênh đào được hoàn thành năm 1914. Kênh đào dài khoảng 77 km (48 dặm) và bao gồm hai hồ nhân tạo, một vài mương nhân tạo và ba bộ van khóa. Ngoài ra còn có một hồ nhân tạo, hồ Alajuela, hoạt động như một hồ chứa nước cho kênh đào. Kênh đào này là một con đường chủ chốt cho hàng hải quốc tế, với hơn 14.000 tàu qua lại hàng năm, chuyên chở hơn 203 triệu tấn hàng hóa. Kênh đào có hình chữ S kết nối Vịnh Panama thuộc Thái Bình Dương với Biển Caribe và Đại Tây Dương.

    Trong quá trình xây dựng, khoảng 27.500 công nhân đã chết trong số hơn 80.000 người được các công ty của Pháp và sau đó là của Mỹ thuê, mà cụ thể là do hai loại bệnh nhiệt đới - bệnh sốt rét và bệnh cúm vàng da. Các hoạt động của bác sĩ phẫu thuật phục vụ Lục quân Walter Reed đã dẫn tới việc tìm ra một loại vắc-xin cho bệnh cúm vàng da, mà cùng với các kỹ thuật y học phòng ngừa khác, đã loại trừ được căn bệnh này tại khu vực đó.

    Giá trị chủ yếu của kênh đào là việc rút ngắn thời gian cần thiết để tới được đại dương này từ đại dương kia. Trước khi kênh đào được xây dựng, tàu thuyền từ New York tới San Francisco phải đi vòng quanh Mũi Horn ở cực Nam của lục địa châu Mỹ với khoảng cách khoảng 22.500 km (14.000 dặm). Ngày nay, khoảng cách đi lại từ New York tới San Francisco qua kênh đào chỉ còn 9.500 km (6.000 dặm).

      bởi Trần Võ Thanh Phụng 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF