Câu trả lời (9)
-
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.
- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
- Năm 1957: sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.
2. Mục đích và thể chế
- Mục đích:
+ Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.
- Các cơ quan đầu não của EU:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện châu Âu
+ Hội đồng bộ trưởng EU
+ Ủy ban Liên minh châu Âu
→ Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.
II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung (Euro) → EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước thành viên.
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế.
- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.
EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU
1. Tự do lưu thông
- EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993.
- Bốn mặt tự do lưu thông là:
+ Tự do di chuyển
+ Tự do lưu thông dịch vụ
+ Tự do lưu thông hàng hóa
+ Tự do lưu thông tiền vốn
- Ý nghĩa của tự do lưu thông:
+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
+ Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU
- Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.
+ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
1. Sản xuất máy bay Airbus (E-bớt)
- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập.
- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.
2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
- Được hoàn thành vào năm 1994, nối liền nước Anh với lục địa châu Âu.
- Lợi ích:
+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.
+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không..
III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION)
1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu
- Khái niệm: Liên kết vùng châu Âu là khu vực biên biới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Ý nghĩa:
+ Tăng cường liên kết và nhất thể hóa thể chế ở châu Âu.
+ Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.
+ Tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
- Vị trí: Khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức, Bỉ.
- Lợi ích:
+ Có khoảng 30.000 người/ngày đi sang nước láng giềng làm việc.
+ Các trường Đại học tổ chức khóa đào tạo chung.
+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
THỰC HÀNH TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT
- Thuận lợi:
+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế - xã hội.
+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
+ Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
- Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xảy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
- EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất và 7,1% dân số của thế giới nhưng chiếm tới:
+ 30,9% GDP của thế giới (2004).
+ 26% sản lượng ôtô của thế giới.
+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.
+ 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.
- Nếu so sánh với Hoa Kì và Nhật Bản, thì EU đã vượt lên đứng đầu (năm 2004) thế giới về tổng giá trị GDP trong tổng giá trị kinh tế và cả tổng giá trị xuất khẩu của thế giới.
- Xét về nhiều chỉ số kinh tế, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
HÒA LIÊN BANG ĐỨC
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Nước Đức có vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu:
+ Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước và giáp biển Bắc, biển Ban-tích.
+ Thuận lợi thông thương với các nước khác, cầu nối giữa Đông – Tây, Bắc - Nam của châu Âu.
+ Có vai trò chủ chốt trong EU (là một trong những nước sáng lập ra EU).
- Khí hậu: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng thu hút du khách.
- Tuy nhiên, Đức lại nghèo khoáng sản, đáng kể là than nâu, than đá và muối mỏ.
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
- Mức sống cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt.
- Dân số già, tỉ suất sinh thấp → chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích gia đình đông con.
- Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
- Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư.
III. KINH TẾ
1. Khái quát
- Đức là đầu tàu của EU, là một cường quốc kinh tế, đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm chủ yếu 70%, nông nghiệp và công nghiệp là 30%.
2. Công gnhiệp
- Là nước công nghiệp phát triển với trình độ cao trên thế giới.
- Các ngành công nghiệp có vị trí cao nổi tiếng trên thế giới: chế tạo ôtô, máy móc, hóa chất, kĩ thuật điện và điện tử, công nghệ môi trường.
- Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại → sản phẩm chất lượng cao.
- Người lao động sáng tạo.
3. Nông nghiệp
- Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh.
- Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, bò, lợn,
bởi Chu Xuân 14/05/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nội dung chủ yếu nói về Sự hợp tác của các nước trong khu vực Châu âu
bởi @%$ Đạo 19/05/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
I. Giới thiệu chung về EU:
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai-Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Ét-xtô-ni-a, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Crô-a-ti-a.
Cờ:
Tôn chỉ:
Đoàn kết trong đa dạng (Unity in diversity)
Trụ sở:
Brúc-xen (Bỉ)
Số ngôn ngữ chính thức:
24
Ngày châu Âu:
Ngày 9 tháng 5
Diện tích:
4.381.376km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với khoảng 554.000 km2 và nhỏ nhất là Man-ta với khoảng 300 km2)
Dân số:
512 triệu người (1.1.2017)
GDP (EU 28):
16,398 nghìn tỷ đô la Mỹ[1] (2016)
Thu nhập bình quân:
33.248 đô la Mỹ/người/năm [2] (2016)
Lãnh đạo chủ chốt:
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Ông Đô-nan Tu-xcơ (Donald Tusk)
- Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Ông Giăng-clốt Giăng cơ (Jean-Claude Juncker).
- Chủ tịch Nghị viện châu Âu: Ông An- tô-ni-ô Ta-gia-ni (Antonio Tajani).
- Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Bà Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni (Federica Mogherini).
Hiệp ước Lít-xbon (Lisbon) (2009) sửa đổi nội dung của 2 hiệp định chủ chốt là (i) Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu - TEC (Hiệp ước Rô-ma 1957) và (ii) Hiệp ước Mát-xtrích về Liên minh châu Âu - TEU (1992). Những thay đổi quan trọng nhất của Hiệp ước Lít-xbon gồm:
1. Cải tổ cơ chế vận hành của EU theo hướng “dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn”, xoá bỏ cơ cấu 3 trụ cột của EU, phân định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền của EU trên các lĩnh vực chính sách.
2. Hiệp ước Lít-xbon lần đầu tiên trao cho EU tư cách pháp nhân “thay thế và thừa kế tư cách pháp nhân của Cộng đồng châu Âu”. Ngoài ra, EU lập ra hai chức danh mới là (i) Chủ tịch Hội đồng châu Âu (thay cho Chủ tịch luân phiên của các nước thành viên) và (ii) và Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh (đồng thời là Phó Chủ tịch EC).
II. Cơ cấu tổ chức:
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản ”Tuyên bố Schuman” ngày 09/5/1950 (Ngày châu Âu) với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung, một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Năm 1951, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) (tổ chức tiền thân của EU) được ký kết với sự tham gia của Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước với mức độ liên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Cùng với phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành viên mới.
EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù. Về cơ bản, EU có 08 định chế chínhlà: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu, Tòa án Công lý châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Cơ quan Đối ngoại châu Âu và Tòa kiểm toán châu Âu.
1. Hội đồng châu Âu (European Council):
- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm nguyên thủ 28 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
2. Hội đồng Bộ trưởng (Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc Council):
- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
- Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh làm chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
3. Nghị viện Châu Âu (European Parliament – EP):
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp, giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu, có thẩm quyền phê duyệt ngân sách của EU.
Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm[3], mỗi nước thành viên có ít nhất 6 ghế và nhiều nhất 96 ghế. Hiện nay, trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo 08 nhóm chính trị khác nhau (không phân chia theo quốc tịch). Các nhóm Đảng chính của EP: (1) đảng Nhân dân châu Âu – EPP (trung hữu): 213 ghế; (2) Nhóm Xã hội Dân chủ - S&D (trung tả): 190 ghế; (3) Liên minh Tự do và Dân chủ châu Âu – ALDE (tự do): 64 ghế, (4) Đảng Xanh – Green/EFA: 52 ghế; (5) Nhóm Bảo thủ và Cải cách châu Âu – ECR (chống thuyết liên bang): 46 ghế; (6) Đảng Cánh tả thống nhất châu Âu – GUE/NGL (cực tả): 42 ghế; (7) Nhóm tự do - NI (không thuộc khuynh hướng chính trị cụ thể): 41 ghế; (8) Nhóm Tự do Dân chủ châu Âu – EFD (hoài nghi hội nhập châu Âu): 38 ghế.
4. Ủy ban Châu Âu (European Commission - EC)[4]
- Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
- Chủ tịch EC do nguyên thủ các nước thành viên nhất trí đề cử và phải được EP phê chuẩn. EC có 28 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 28 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
5. Cơ quan Đối ngoại của châu Âu (European External Action Service)
- Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) được thành lập sau khi Hiệp ước Lít-xbon có hiệu lực và bắt đầu chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2010. Đây là Cơ quan (có nhiều chức năng và nhiệm vụ giống Bộ Ngoại giao) chuyên trách về chính sách đối ngoại và an ninh của châu Âu. Người đứng đầu EEAS là Đại diện cấp cao phụ trách về chính sách đối ngoại và an ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
- EEAS hoạt động hoàn toàn độc lập và có ngân sách riêng, có nhiệm vụ kiến nghị các chính sách về đối ngoại và an ninh để các nước thành viên EU thông qua.
- Giám đốc EEAS là người đứng thứ hai sau Đại diện cấp cao chuyên điều hành các phòng ban chia theo khu vực, địa bàn như: châu Á, châu Mỹ, Trung Đông và khư vực lận cận ở phía Nam, Nga, các nước láng giềng Đông Âu và Tây Ban-kan, các vấn đề toàn cầu và đa phương. Ngoài ra, EEAS có các bộ phận chuyên về chính sách an ninh, hoạch định chính sách chiến lược, các vấn đề pháp lý, tổ chức nội bộ, thông tin và ngoại giao công, kiểm toán nội bộ và thanh tra, lưu trữ dữ liệu cá nhân.
6. Tòa Công lý châu Âu (The Court of Justice)
- Có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của EU. Bao gồm hai tòa chính là: "Tòa sơ thẩm châu Âu" (European General Court) và "Tòa án Công lý châu Âu" (EuropeanCourt of Justice). Tòa Công lý châu Âu bao gồm 28 thẩm phán, đại diện cho 28 quốc gia thành viên EU, do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 06 năm. Chủ tịch của Tòa Công lý châu Âu được bầu bởi các thẩm phán với nhiệm kỳ 03 năm có thể tái bổ nhiệm. Chủ tịch chịu trách nhiệm điều khiển các phiên xét xử cũng như các cuộc thảo luận.
- Tòa án có vai trò độc lập và có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Ủy ban châu Âu và Chính phủ các nước thành viên nếu những quy định này bị coi là không phù hợp với luật EU.
7. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (The European Central Bank)
-Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phụ trách về chính sách tiền tệ của khu vực Ơ-rô (19 nước thành viên), bao gồm: ổn định giá trị của đồng Ơ-rô, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng của các thành viên khu vực sử dụng Ơ-rô có nguy cơ đổ vỡ. Điều hành ngân hàng là Ban giám đốc, đứng đầu là Chủ tịch và Hội đồng các Thống đốc bao gồm thành viên của Ban Giám đốc và đại diện các ngân hàng trung ương trong thuộc hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB). Bốn thành viên của Ban Điều hành thường là các đại điện của ngân hàng trung ương Pháp, Đức, I-ta-li-a và Tây Ban Nha.
-Hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB) bao gồm ECB và các ngân hàng trung ương của 28 thành viên Liên minh châu Âu quản lý tiền tệ của khu vực sử dụng đồng Ơ-rô được gọi là Hệ thống Ơ-rô (Eurosystem), bao gồm ECB và các thống đốc của các ngân hàng quốc gia khu vực Ơ-rô.
8. Tòa kiểm toán châu Âu (The European Court of Auditors)
Cơ quan này không có quyền tư pháp nhưng có quyền (i) kiểm tra các sổ sách kế toán để bảo đảm ngân sách của Cộng đồng được chi tiêu chính xác; (ii) lập báo cáo kiểm toán cho mỗi năm tài chính đệ trình Hội đồng và Nghị viện châu Âu, và cho ý kiến về pháp luật tài chính và các hành động chống gian lận.
Ngoài ra, còn EU có một số cơ quan khác:
- Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu: đại diện cho các tổ chức kinh tế và xã hội như giới chủ, giới làm công, công đoàn và tổ chức của người tiêu dùng.
- Ủy ban vùng: đại diện chính quyền vùng và địa phương.
- Thanh tra (Ombudsman): thanh tra các khiếu nại về hành chính trong các cơ quan của Liên minh.
- Kiểm soát bảo vệ dữ liệu châu Âu: bảo mật các thông tin cá nhân.
- Ngân hàng đầu tư châu Âu: đầu tư tài chính cho các dự án phát triển kinh tế trong và ngoài Liên minh, và hỗ trợ các công ty nhỏ thông qua Quỹ đầu tư châu Âu.
III. Đối ngoại
Ngày 28/6/2016, EU công bố chiến lược toàn cầu với tiêu đề: "Tầm nhìn chung, hành động chung: một châu Âu hùng mạnh hơn". Chiến lược xác định 05 ưu tiên: (i)đảm bảo an ninh của Liên minh, ứng phó hiệu quả với chủ nghĩa khủng bố, các mối đe dọa hỗn hợp (hybrid threats), bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng; (ii)hỗ trợ, củng cố thể chế nhà nước và xã hội tại các khu vực giáp ranh châu Âu; (iii) tiếp cận một cách tổng thể để giải quyết khủng hoảng và xung đột; (iv) thúc đẩy các cơ chế hợp tác liên khu vực; (v) thúc đẩy một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm.
Về chính sách, EU sẽ:
- Tăng cường vai trò an ninh của EU: hướng tới xây dựng “cộng đồng an ninh” thông qua gia tăng liên kết phòng thủ trong EU và với NATO.
- Thúc đẩy trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương thông qua cải tổ Liên hợp quốc; thiết lập luật chơi của kinh tế thế giới bằng các FTA thế hệ mới với các đối tác chủ chốt; đóng góp tích cực hơn vào an ninh hàng hải toàn cầu, phổ biến và thúc đẩy UNCLOS; hợp tác với Liên hợp quốc, NATO, các đối tác chiến lược và ASEAN để thúc đẩy “chủ nghĩa đa phương hàng hải”.
- Với châu Á: EU đánh giá “hòa bình và ổn định tại châu Á là điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng của châu Âu”; cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế và “tăng cường vai trò an ninh” tại khu vực, “đóng góp thiết thực hơn vào an ninh châu Á”. Tại Đông Á và Đông Nam Á, EU “ủng hộ cấu trúc an ninh do ASEAN dẫn dắt”, tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a và các nước khác, thúc đẩy đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Ấn Độ và các nước ASEAN, tiến tới đàm phán FTA giữa hai khu vực EU và ASEAN.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 07/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt lý thuyếtA. EU – Liên minh khu vực lớn nhất thế giới (Tiết 1)1.1. Quá trình hình thành và phát triển1. Sự ra đời và phát triểnSau chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.1957: cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).1958: cộng đồng nguyên tử.1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC).1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.2. Mục đích và thể chế của EUMục đích:Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.Thể chế:Hội đồng châu ÂuNghị việnHội đồng bộ trưởngỦy ban liên minh1.2. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giớiHình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền Euro EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.Vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước.2. Tổ chức thương mại hàng đầuKinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế.EU dẫn đầu thế giới về thương mại.EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.B. EU Hợp tác, liên kết để cùng phát triển (Tiết 2)1.1. Thị trường chung Châu Âu1. Tự do lưu thông1993, EU thiết lập thị trường chunga. Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việcb. Tự do lưu thông dịch vục. Tự do lưu thông hàng hóad. Tự do lưu thông tiền vốn2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu1999: chính thức lưu thông2004: 13 thành viên sử dụngLợi ích:Nâng cao sức cạnh tranhXóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệThuận lợi việc chuyển vốnĐơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp1.2. Hợp trong sản xuất và dịch vụ1. Sản xuất máy bay AirbusDo Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ2. Đường hầm giao thông MăngsơNối liền nước Anh với lục địa hoàn thành vào 1994Lợi ích:Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lạiĐường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không1.3. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)1. Khái niệmNgười dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia2. Liên kết vùng Maxơ RainơHình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.C. Thực hành: Tìm hiểu về Liên minh châu Âu (Tiết 3)1.1. Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhấtKhi hình thành một EU thống nhất:Các xe tải vượt chặng đường 1200km qua các biên giới giảm từ 58 giờ xuống còn 36 giờ.Các hãng bưu chính viễn thông của Anh và Đức có thể tự do kinh doanh ở Brucsxen (Bỉ).Một luật sư người Italia có thể làm việc ở Beclin như một luật sư Đức.Một sinh viên kiến trúc Hi Lạp có thể theo học một khóa đào tạo về thiết kế nhà gỗ ở Henxiki như một sinh viên người Phần Lan.Dựa vào bảng thông tin (SGK trang 56) và những hiểu biết của bản thân, hãy cho biết việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng chung đồng ơ-rô đã tạo ra những thuận lợi gì cho các nước thành viên EU.Thuận lợi:Tăng cường tự do lưu thông về: hàng hoá, dịch vụ, cong người và tiền vốn.Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế, xã hội.Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối EU.Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rũi ro do chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơ giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc giaViệc sử dụng đông E-rô, tránh mọi rủi ro.Khó khăn:Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xẩy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
bởi phùng kim huy 28/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – chính trịbao gồm 28 quốc gia thành viên[10] thuộc châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).[11] Với hơn 500 triệu dân,[12] Liên minh châu Âuchiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đươngcủa thế giới (PPP).[13]
Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn.[14] EU duy trì các chính sách chung về thương mại,[15] nông nghiệp, ngư nghiệp[16] và phát triển địa phương.[17] 17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên Hiệp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengengiữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.[18]),
Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp.[19][20][21] Những thể chế chính trịquan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu[22] từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.
bởi Đinh Trí Dũng 07/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Sự ra đời và phát triển của EU
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thị trường chung châu Âu
Mục đích và thể chế
dân cư xã hội - Liên bang Đức
Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
EU, trung tâm khinh tế hàng đầu thế giới
...
bởi . Tps . 04/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
A. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần nắm được:
- Liên minh châu Âu trước đây gọi là cộng đồng kinh tế châu Âu, được thành lập theo hiệp ước Rôma kí năm 1957 và có hiệu lực năm 1958.
- Liên minh châu Âu là hình thức liên minh toàn diện nhất thê giới và là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới hiện nay.
- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Lược đồ qua trình mở rộng liên minh châu Âu.
- Một số hình ảnh về các hoạt động của liên minh châu Âu
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
1. Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Âu?
2. Giải thích tại sao khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế xã hội các nước thành viên, mở rộng hợp tác tăng cường khả năng cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, rất nhiều nước các tổ chức, hình thức liên minh đươc ra đời như khối thị trường chung Mecoxua của các nước Nam Mĩ, khối mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NA FTA), khối thị trường chung Đông và Nam Phi (COME SA)... Trong đó liêm minh châu Âu (EU) nổi lên là một tổ chức hợp tác toàn diện nhất, một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét cơ bản của tổ chức này.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
a. Hoạt đông 1:Cả lớp
CH: Quan sát H20.1 và nội dung SGK, em hãy nêu sự mở rộng của liên minh châu Âu qua các giai đoạn?
b. Hoạt động 2: Nhóm
CH: Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết vì sao có thể nói EU là hình thức liên minh tàon diện nhất thế giới.
HS trả lời.GV chuẩn xác.
CH: Dựa vaò nội dung SGK em hãy cho biết thay đổi trong ngoại thương EU kể từ năm 1980 là gì?
c. Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp.
CH: Quan sát H60.3, hãy nêu vị trí của EU trong hoạt động thương mại thế giới?
1. Sự mở rộng liêm minh châu Âu:
- Năm 1958, có 6 thành viên là Pháp, Bỉ, Hà lan, Đức, Italia, Lúc xem bua.
- năm 1995 có 15 thành viên.
- năm 2001 có diện tích hơn 3,2 triệu km2, 378 triệu nguời.
- Sẽ tiếp tục mở rộng.
2. EU- một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới:
- Về kinh tế: có chính sách kinh tế chung, có đồng tiền chung, tự do lưu thông vốn, hàng hoá, dịch vụ, hổ trợ đào tạo lao động đạt trình độ văn hóa và tay nghề cao...
- Về chính trị - quản lí hành chính: Công dân trong EU có quốc tịch chung, EU thống nhất mục tiêu đi đến hiến pháp chung cho toàn châu Âu.
- Về văn hoá: chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ, đồng thời tổ chức trao đổi sinh viên, tài trợ học ngoại ngữ để nâng cao khả năng giao lưu.
3. EU - tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức kinh tế trên thế giới.
- Là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu: chiếm 40% hoạt động thương mại thế giới.
bởi văn độ 14/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
I.. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN1. Sự ra đời và phát triển- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.- Năm 1957: sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.2. Mục đích và thể chế- Mục đích: Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên. Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.- Các cơ quan đầu não của EU: Hội đồng châu Âu Nghị viện châu Âu Hội đồng bộ trưởng EU Ủy ban Liên minh châu Âu→ Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung (Euro) → EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.- Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước thành viên.2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế.- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản. EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂNI. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU1. Tự do lưu thông- EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993.- Bốn mặt tự do lưu thông là: Tự do di chuyển Tự do lưu thông dịch vụ Tự do lưu thông hàng hóa Tự do lưu thông tiền vốn- Ý nghĩa của tự do lưu thông: Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.bởi Minh Lilly Nguyễn 18/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
-
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.
- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
- Năm 1957: sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.
2. Mục đích và thể chế
- Mục đích:
+ Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.
- Các cơ quan đầu não của EU:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện châu Âu
+ Hội đồng bộ trưởng EU
+ Ủy ban Liên minh châu Âu
→ Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.
bởi Trương Thiện Vương 27/10/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản