OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Dân cư thế giới tập trung đông đúc ở đâu?

Dân cư thế giới tập trung đông đúc ở đâu, thưa thớt ở đâu, tại sao. Giúp mk

 

  bởi Cam Ngan 05/11/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • - Các khu vực thưa dân (<10 người/km2): + Các đảo thuộc vòng cực bắc, Ca-na-đa, Bắc Âu, Bắc Á thuộc LB Nga. + Miền Tây Hoa Kì, Tây Trung Quốc, vùng núi cao Anđét. + Vùng hoang mạc: Xa-ha-ra, Ca-la-harri ; Trung và Tây Nam Á; Ô-xtrây-li-a. + Vùng rừng rậm Xích đạo: A-ma-dôn, bồn địa Công-gô... - Các khu vực tập trung dân cư đông đúc (101 - 200 người/km2: và trên 200 người/km2): + Châu Á gió mùa: Đông Trung Ọuốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Nam Á. + Tây Âu, Nam Âu và Đông Âu cùa châu Âu. + Vùng Đông Bắc Hoa Kì. + Đồng bằng châu thổ sông Nin và sông Ni-giê ở châu Phi. * Như vậy ta có thể thấy: - Dân cư trên thế giới phân bố rất không đồng đều. - Đại bộ phận dân cư sống ờ bán cầu Bắc, khu vực trù mật nhất là quanh chí tuyến bắc (trừ vùng hoang mạc) và quanh vĩ tuyến 50°B (Tây Ảu, Đông Bắc Hoa Kì). - Đại bộ phận dân cư sống ở cựu lục địa (Á- Âu- Phi).

    Bức tranh phân bố dân cư thế giới là do sự tác động tổng hợp cùa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Nhân tố tự nhiên: Nơi nào có các điều kiện tự nhiên phù hợp với sinh lí con người, thuận lợi để phát triển sản xuất nơi đó dân cư tập trung đông. Trong các nhân tố tự nhiên thì khí hậu, nguồn nước, địa hỉnh và đất đai có ảnh hưởng rõ nét nhất. + Dân cư tập trung đông ở vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới, nhiệt đới); nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng quá ờ hoang mạc, lạnh quá ở vùng gần cực, ẩm quá ờ vùng rừng rậm...) thì dân cư thưa thớt. + Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ như các châu thổ sông Hồng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Nin... thì dân cư đông đúc. Ngược lại, các vùng núi cao điều kiện tự nhiên khẳc nghiệt (thiếu nước, đất xấu, độ dốc lớn...) khó khăn cho đời sống và sản xuất thì dân cư thưa thớt. - Nhân tố kinh tế - xã hội: (đóng vai trò quan trọng hàng đầu) + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ờ vùng núi cao, hoang mạc, vùng băng giá và vươn ra cả biển. + Tính chất của nền kinh tế: Những khu vực dân cư tập trung đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp (Tây Âu, Nam Âu, Đông Bắc Hoa Kì là những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nên dân cư đông đúc). Trong hoạt động nông nghiệp, khu vực nào có hoạt động canh tác lúa nước thì cần nhiều lao động hơn nên dân cư đông đúc hơn (như khu vực châu Á gió mùa, châu thổ sông Nin, sông Ni-giê...). + Lịch sử khai thác lãnh thổ: châu lục, khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (như vùng Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu...) có dân cư đông đúc hơn những châu lục và khu vực mới khai thác (châu Mĩ, Ố-xtrây-li-a...). + Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cư của thế giới. Số dân và mật độ dân số cùa châu Mĩ, Ô-xtrây-Ii-a dang tăng lên nhờ những dòng chuyển cư từ châu Âu, châu Phi và châu Á tới.

      bởi Vũ Trung Hiếu 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF