OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu sự phát triển các loại hình giao thông vận tải ở Việt Nam?

Giúp em vs ạ
  bởi Kim Chi 22/06/2020
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Các loại hình giao thông vận tải ở Việt Nam

    Đường bộ (đường ô tô):

    • Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
    • Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều nhất. Linh hoạt trong quá trình vận chuyển, có thể đưa hàng về tận nơi được yêu cầu.

    Đường sắt:

    • Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3.143 km.
    • Thời gian vận chuyển hàng hóa được quy định sẵn theo thời gian tàu chạy, với vận tốc nhanh ổn định, giá thành lại thấp.
    • Chỉ vận chuyển trên một tuyến đường cố định, không thể đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng.

    Đường sông:

    • Chiều dài giao thông 11.000 km.
    • Các tuyến chính: hệ thống sông Hồng – Thái Bình, hệ thống sông Mê Kông – Đồng Nai và một số sông lớn ở miền Trung,…

    Đường biển:

    • Đường bờ biển dài 3.260 km, có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình giao thông khác.
    • Tốc độ vận tải hàng hóa chậm và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
    • Có thể vận chuyển hàng hóa với tuyến đường dài, sang các nước khác.

    Đường hàng không:

    • Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.
    • Đây là loại hình ít được sử dụng nhất vì chi phí vận chuyển cao và hạn chế khối lượng hàng hóa vận chuyển.

    Đường ống:

    • Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
    • Là loại hình vận chuyển đặc thù nhằm phục vụ cho đối tượng đặc biệt như công ty sản xuất hóa chất, công ty đa quốc gia, công ty Nhà nước,…
      bởi Mai Thanh Xuân 01/08/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF