OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân bón là gì ?

phân bón là gì

 

  bởi Nguyễn Tiểu Ly 26/02/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (9)

  • Phân bón

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Một máy rải phân bón cũ Một máy rải phân bón lớn và hiện đại tại Mỹ. Hình chụp năm 1999 Đối với các định nghĩa khác, xem Phân (định hướng).

    Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là:đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng...

    Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) vàphân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.

    Các loại phân bón hữu cơ và một số loại phân bón khai thác vô cơ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, trong khi các loại phân bón hoá học tổng hợp vô cơ chỉ được phát triển mạnh từ thời cách mạng công nghiệp. Sự hiểu biết và sử dụng tốt các loại phân bón là những thành phần quan trọng của cuộc Cách mạng Nông nghiệp Anhtiền công nghiệp và cuộc cách mạng xanh công nghiệp ở thế kỷ 20.

    Mục lục

    [ẩn]
    • 1Các loại chất dinh dưỡng cung cấp cho cây từ phân bón
    • 2Tác dụng
    • 3Ghi nhãn hiệu cho phân bón
      • 3.1Các loại phân bón chất dinh dưỡng
    • 4Lịch sử
    • 5Phân bón vô cơ (phân bón tổng hợp)
      • 5.1Sử dụng
      • 5.2Các vấn đề của phân bón vô cơ
        • 5.2.1Suy kiệt vi lượng khoáng chất
        • 5.2.2Bón phân quá mức
        • 5.2.3Tiêu thụ năng lượng cao
        • 5.2.4Tính bền vững lâu dài
    • 6Phân bón hữu cơ
      • 6.1Các lợi ích của phân bón hữu cơ
      • 6.2So sánh với phân bón vô cơ
      • 6.3Các nguồn phân bón hữu cơ
        • 6.3.1Động vật
        • 6.3.2Cây cối
        • 6.3.3Khoáng chất
    • 7Các hiệu ứng môi trường của việc sử dụng phân bón
      • 7.1Nước
        • 7.1.1Thừa chất dinh dưỡng
        • 7.1.2Hội chứng Blue Baby
      • 7.2Đất
        • 7.2.1A xít hoá đất
        • 7.2.2Các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng
        • 7.2.3Tích tụ kim loại nặng
      • 7.3Các vấn đề khác
        • 7.3.1Các hiệu ứng không khí
        • 7.3.2Tăng sức khoẻ động vật gây hại
    • 8Xem thêm
    • 9Tham khảo
    • 10Liên kết ngoài

    Các loại chất dinh dưỡng cung cấp cho cây từ phân bón[sửa | sửa mã nguồn]

    Chính quyền Thung lũng Tennessee: Chứng minh "các kết quả của phân bón" năm 1942 Xem thêm thông tin: [[:Dinh dưỡng thực vật]] Xem thêm: Độ pH đất

    Các loại phân bón thường cung cấp, theo các thành phần tỷ lệ khác nhau:

    • ba chất dinh dưỡng cơ bản: nitơ, phốt pho, và kali.
    • ba chất dinh dưỡng hàng hai như canxi(Ca), sulfur (S), magiê (Mg).
    • và vi chất dinh dưỡng hay vi lượng khoáng: boron (Bo), clo (Cl), măngan(Mn), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mô líp đen (Mo) và selen (Se).

    Các chất dinh dưỡng được tiêu thụ với những số lượng lớn và hiện diện trong mô cây với các số lượng từ 0.2% đến 4.0% (theo cơ sở trọng lượng khô). Các vi chất dinh dưỡng được thiêu thụ với số lượng ít và hiện diện trong mô cây với các số lượng được đo đạc là vài phần triệu (ppm), trong khoảng từ 5 tới 200 ppm, hay chưa tới 0.02% trọng lượng khô.[1]

    Tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

    - Làm tăng:

    - Cây cối tươi tốt + Độ phì nhiêu của đất

    + Năng suất cây trồng

    + Chất lượng nông sản

    Ghi nhãn hiệu cho phân bón[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Ghi nhãn hiệu cho phân bón

    Các loại phân bón chất dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

    Các phân bón dinh dưỡng được ghi nhãn hiệu thành phần NPK và cả "N-P-K-S" tại Australia[2].

    Một ví dụ về ghi nhãn phân bón kali clorua bao gồm tỷ lệ 1:1 ka li và clo hay 52% kali và 48% clo theo trọng lượng (bởi những khác biệt về trọng lượng phân tử giữa các nguyên tố). Thành phần truyền thống của 100g KCl sẽ có 60g K2O. Phần trăm thành phần của K2O từ 100g phân bón gốc là con số được thể hiện trên nhãn hiệu. Phân bón kali clorua vì thế sẽ được ghi nhãn 0-0-60, chứ không phải 0-0-52.

    Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Lịch sử nông nghiệp hữu cơ và Lịch sử phân bón

    Sự hiểu biết hiện đại về dinh dưỡng cây trồng bắt đầu từ thế kỷ 19 cùng công việc của Justus von Liebig, và những người khác. Tuy nhiên, việc quản lý độ phì nhiêu đất đã là một vấn đề được các nông dân quan tâm từ hàng nghìn năm.

    Phân bón vô cơ (phân bón tổng hợp)[sửa | sửa mã nguồn]

    Phân bón đa phần được chia thành phân bón hữu cơ (gồm thành phần hữu cơ tăng cường—cây trồng hay động vật), hayphân bón vô cơ (gồm các hoá chất và/hay khoáng chất tổng hợp).

    Phân bón vô cơ thường được tổng hợp bằng quá trình Haber-Bosch, tạo ra amoniac như sản phẩm cuối cùng. Amoniac này được dùng như một nguyên liệu cho các phân bón nitơ khác, như anhydrous ammonium nitrate và urê. Các sản phẩm cô đặc này có thể được hoà tan bằng nước để hình thành nên một loại phân bón lỏng cô đặc (ví dụ UAN). Amoniac có thể kết hợp với đá phosphate và phân bón kali trong Quá trình Odda để sản xuất phân bón hợp chất.

    Việc sử dụng các loại phân bón nitơ tổng hợp đã tăng ổn định trong 50 năm qua, tăng gấp 20 lần lên mức tiêu thụ hiện tại 1 tỷ tấn nitơ mỗi năm.[3] Việc sử dụng các loại phân bón phosphate cũng đã tăng từ 9 triệu tấn mỗi năm năm 1960 lên 40 triệu tấn mỗi năm năm 2000. Một vụ ngô với năng suất 6-9 tấn thu hoạch mỗi hécta cần 30–50 kg phân bón phosphate, đậu tương cần 20–25 kg mỗi hécta.[4] Yara International là nhà sản xuất phân bón nitơ lớn nhất thế giới.[5]

    Các nước sử dụng nhiều phân bón nitơ nhất[6]Quốc giaTổng sử dụng N

    (Triệu tấn/năm)

    Số lượng sử dụng

    (thức ăn/đồng cỏ)

    Trung Quốc 18.7 3.0
    Hoa Kỳ 9.1 4.7
    Pháp 2.5 1.3
    Đức 2.0 1.2
    Brasil 1.7 0.7
    Canada 1.6 0.9
    Thổ Nhĩ Kỳ 1.5 0.3
    Anh Quốc 1.3 0.9
    México 1.3 0.3
    Tây Ban Nha 1.2 0.5
    Argentina 0.4 0.1

    Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

    Các loại phân bón tổng hợp thường để sử dụng trên các cánh đồng trồng ngô, tiếp theo là lúa mạch, lúa miến, cải dầu, đậu tươngvà hướng dương[cần dẫn nguồn]. Một nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng phân bón nitơ cho cây trồng phủ đất không theo mùa có thể làm tăng biomass (và do đó là giá trị phân bón xanh) của các loại cây đó, trong khi có một hiệu ứng ích lợi trên các mức độ nitơ cho cây trồng chính được trồng vào mùa hè.[7]

    Các vấn đề của phân bón vô cơ[sửa | sửa mã nguồn]

    Suy kiệt vi lượng khoáng chất[sửa | sửa mã nguồn]

    Nhiều loại phân bón vô cơ không thay thế các vi chất khoáng trong đất, vốn dần bị cạn kiệt theo mùa màng. Sự cạn kiệt này đã được liên kết với các nghiên cứu cho thấy một sự sụt giảm mạnh (lên tới 75%) trong số lượng các khoáng chất đó trong quả và rau.[8]

    Tuy nhiên, một cuộc điều tra 55 nghiên cứu khoa học gần đây kết luận "không có bằng chứng về một sự khác biệt trong chất lượng chất dinh dưỡng giữa các thực phẩm chế biến hữu cơ và quy ước" [9] Trái lại, một cuộc nghiên cứu dài hạn do Liên minh châu Âu tài trợ[10][11][12] thấy rằng sữa được sản xuất theo cách hữu cơ có mức độ các chất chống ô xi hoá (nhưcarotenoids và các axít alpha-linoleic) cao hơn những loại sữa được sản xuất thông thường.

    Tại miền Tây Australia những thiếu hụt kẽm, đồng, măngan, sắt và mô líp đen đã được xác định là nguyên nhân giới hạn sự phát triển của mùa màng và đồng cỏ trong thập niên 1940 và 1950[cần dẫn nguồn]. Đất đai tại miền Tây Australia rất cũ, bị ảnh hưởng mạnh của thời tiết và thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng và vi chất quan trọng[cần dẫn nguồn]. Từ thời điểm đó các vi chất đó thường xuyên được thêm vào trong các loại phân bón vô cơ được sử dụng trong nông nghiệp tại bang này[cần dẫn nguồn].

    Bón phân quá mức[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Cháy phân bón Cháy phân bón

    Việc bón phân quá mức với một loại chất dinh dưỡng tối quan trọng có thể cũng gây hại như bón phân không đầy đủ.[13] "Cháy phân bón" có thể xảy ra khi phân bón được dùng quá mức, dẫn tới làm khô kiệt rễ và gây hại thậm chí là làm chết cây.[14]

    Tiêu thụ năng lượng cao[sửa | sửa mã nguồn]

    Việc xản xuất amonia tổng hợp hiện tiêu thụ khoảng 5% lượng tiêu thụ khí tự nhiên toàn cầu, khoảng gần 2% sản xuất năng lượng của thế giới.[15]

    Khí tự nhiên phần lớn được sử dụng để sản xuất amonia, nhưng các nguồn năng lượng khác, cùng với một nguồn hyđrô, có thể được dùng sản xuất các hỗn hợp nitơ thích hợp cho các loại phân bón. Chi phí cho khí tự nhiên chiếm khoảng 90% chi phí sản xuất amoniac.[16] Sự gia tăng giá các loại khí tự nhiên trong thập kỷ vừa qua, cùng với những yếu tố khác như tăng cầu, đã góp phần làm tăng giá phân bón[17].

    Tính bền vững lâu dài[sửa | sửa mã nguồn]

    Các loại phân bó vô cơ hiện được sản xuất theo các cách thức sẽ không thể tiếp tục mãi mãi[cần dẫn nguồn]. Kali và phốt pho được khai thác từ các mỏ (hay các hồ muối như Biển Chết) và các nguồn đó có giới hạn. Nitơ trong khí quyển (không ngưng tụ) rõ ràng là không giới hạn (chiếm hơn 70% các loại khí khí quyển), nhưng đây không phải là hình thức thích hợp cho cây trồng. Để biến nitơ trở nên thích hợp cho cây cối cần quá trình ngưng tụ nitơ (biến nitơ khí quyền thành một hình thức sử dụng được cho cây trồng).

    Các loại phân bón nitơ nhân tạo nói chung được tổng hợp bằng các nhiên liệu hoá thạch như khí tự nhiên và than, là các nguồn tài nguyên có giới hạn. Thay vì biến khí tự nhiên thành syngas để sử dụng trong quá trình Haber, cũng có thể biến các nguồn biomass có thể tái tạo thành syngas (hay wood gas) để cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình, dù số lượng đất và các nguồn tài nguyên (trớ trêu thay thường gồm cả phân bón) cần thiết cho một dự án như thế có thể là quá lớn (xem Tiết kiệm nhiên liệu ở Hoa Kỳ).

    Phân bón hữu cơ[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Phân bón hữu cơ Thùng ủ phân cho sản xuất phân bón hữu cơ ở quy mô nhỏ Một chiến dịch quảng bá phân trộn thương mại lớn

    Các phân bón hữu cơ gồm các chất hữu cơ tự nhiên, (ví dụ phân, chất giun đùn,phân ủ, tảo biển), hay các trầm lắng khoáng chất tự nhiên (ví dụ saltpeter, phân chim).

    Các lợi ích của phân bón hữu cơ[sửa | sửa mã nguồn]

    Ngoài tác dụng làm gia tăng sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây, các loại phân bón hữu cơ có thể cải thiện sự đa dạng sinh học (tuổi thọ đất) và khả năng sản xuất lâu dài của đất[18][19], và có thể là nơi lưu giữ phần lớn lượng carbon dioxide thừa[20][21][22].

    Các dưỡng chất hữu cơ làm tăng sự màu mỡ của các cơ cấu đất bằng cách cung cấp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cho các cơ cấu như nấm mycorrhiza[23], (giúp các loại cây hấp thu dinh dưỡng), và có thể làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng các loại thuốc trừ sâu, năng lượng và phân bón, nhưng làm giảm sản lượng thu hoạch[24].

    So sánh với phân bón vô cơ[sửa | sửa mã nguồn]

    Văn phong hay cách dùng từ trong bài này hoặc đoạn này không phù hợp với văn phong bách khoa.
    Xin giúp Wikipedia bằng cách sửa đổi lại cho phù hợp. Để biết thêm chi tiết, xem ở trang thảo luận bài.

    Hàm lượng dinh dưỡng, tính tan và tỷ lệ nhả chất dinh dưỡng của phân bón hữu cơ nói chung đều thấp hơn các loại phân bón vô cơ[25][26]. Một cuộc nghiên cứu[nào?] thấy rằng trong một giai đoạn 140 ngày, sau 7 lần lọc:

    • Các loại phân bón hữu cơ đã nhả khoảng 25% tới 60% hàm lượng nitơ
    • Các loại phân bón kiểm soát độ nhả (CRFs) có tỷ lệ nhả khá đều
    • Phân bón hoà tan nhả hầu hết hàm lượng nitơ ở lần lọc đầu tiên

    Nói chung, các chất dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ vừa loãng vừa khó hấp thu hơn với cây trồng. Theo UC IPM, tất cảphân bón hữu cơ đều được xếp hạng là phân bón 'nhả chậm', và vì thế không thể gây ra cháy nitơ[27].

    Các loại phân bón hữu cơ từ phân trộn và các nguồn khác có thể khá khác biệt tuỳ theo từng mẻ{http://www.msuorganicfarm.com/Compost.pdf}, nếu không thử nghiệm cho từng mẻ số lượng dinh dưỡng cần sử dụng không được biết chắc chắn. Tuy vậy chúng ít nhất cũng có hiệu quả như các loại phân bón hoá học sau những giai đoạn sử dụng dài{http://md1.csa.com/partners/viewrecord.php?requester=gs&collection=TRD&recid=0002290EN&q=http%3A%2F%2Fwww.csa.com%2Fpartners%2Fviewrecord.php%3Frequester%3Dgs%26collection%3DTRD%26recid%3D0002290EN&uid=789131166&setcookie=yes}.

    Các nguồn phân bón hữu cơ[sửa | sửa mã nguồn]

    Động vật[sửa | sửa mã nguồn]

    Ủ phân súc vật, một nguồn phân hữu cơ

    Urê có nguồn gốc súc vật, thích hợp để sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, trong khi các hình thức urê tổng hợp không thích hợp[28][29]. Mối đe doạ thường thấy ở những ví dụ này là nền nông nghiệp hữu cơ tìm cách tự khẳng định mình thông qua quá trình sản xuất ở mức độ tối thiểu (trái ngược với quá trình Haber nhân tạo), cũng như chỉ xảy ra tự nhiên hay qua các quá trình sinh vật tự nhiên như ủ phân.

    Bùn cống sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ tại Hoa Kỳ đã trở nên rất hạn chế và hiếm bởi USDA cấm thực hiện (vì sự tích tụ kim loại độc, cùng các yếu tố khác)[30][31][32]. USDA hiện yêu cầu chứng nhận của bên thứ ba với các loại phân bón hữu cơ lỏng có độ nitơ cao được bán trên thị trường Hoa Kỳ.[33]

    Cây cối[sửa | sửa mã nguồn]

    Cậy đậu răng ngựa khô, dùng làmphân xanh

    Cây phủ xanh cũng góp phần làm màu mỡ đất như một biện pháp phân bón xanhthông qua quá trình ngưng tụ nitơ từ không khí[34]; cũng như phốt pho (qua sự thu thập dinh dưỡng)[35] có trong đất.

    Khoáng chất[sửa | sửa mã nguồn]

    Bột đá vôi[36], đá phốt phát và natri nitrate khai thác tự nhiên, là vô cơ (theo nghĩahoá học), cần thiết cho mùa màng, và đã được cho sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ với số lượng tối thiểu[36][37][38].

    Các hiệu ứng môi trường của việc sử dụng phân bón[sửa | sửa mã nguồn]

    Cuốn trôi đất và phân bón trong một cơn mưa lớn Một hoa tảo gây ra thừa chất dinh dưỡng Xem thêm: Các hiệu ứng môi trường của nông nghiệp và Những tác động của con người trên chu kỳ nitơ

    Nước[sửa | sửa mã nguồn]

    Thừa chất dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

    Các hợp chất giàu nitơ trong phân bón bị cuốn trôi là nguyên nhân chính gây ra sự suy kiệt ôxy tại nhiều vùng đại dương, đặc biệt tại các vùng ven biển; việc thiếu ôxy hoà tan do nguyên nhân này làm giảm rất nhiều khả năng duy trì của các khu vực đó với quần xã động vật của nó.[39] Theo bề ngoài, nước trở nên đục và trở nên mất màu (xanh, vàng, xám hay đỏ).

    Khoảng một nửa số hồ ở Hoa Kỳ hiện dư thừa dinh dưỡng, trong khi số lượng những vùng chết gần các bờ biển có người sinh sống đang tăng lên.[40] Ở thời điểm năm 2006, việc sử dụng phân bón nitơ đang được kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt tại Anh Quốc và Hoa Kỳ[cần dẫn nguồn]. Nếu tình trạng dư thừa chất dinh dưỡngcó thể được đảo ngược, có thể mất nhiều thập kỷ[cần dẫn nguồn] trước khi hàm lượng nitrate tích tụ trong nước ngầm có thể bị phân huỷ bởi các quá trình tự nhiên.

    Việc sử dụng nhiều phân bón nitơ vô cơ để tăng tối đa sản lượng, cộng với khả năng hoà tan lớn của chúng dẫn tới sự gia tăng cuốn trôi vào nước bề mặt cũng như thẩm thấu vào trong nước ngầm.[41][42][43] Việc sử dụng ammonium nitrate trong các loại phân bón vô cơ đặc biệt gây hại, bởi cây cối hấp thụ các ion amomiac nhiều hơn các ion nitrate, trong khi các ion nitrate thừa không được hấp thụ tan ra (do mưa hay tưới tiêu) và bị cuốn trôi vào nước ngầm.[44]

    Hội chứng Blue Baby[sửa | sửa mã nguồn]

    Các mức độ nitrate cao hơn 10 mg/L (10 ppm) trong nước ngầm có thể gây ra 'hội chứng blue baby' (thumethemoglobinemia), dẫn tới sự giảm ôxy huyết (có thể dẫn tới hôn mê và chết nếu không được điều trị)[45].

    Đất[sửa | sửa mã nguồn]

    A xít hoá đất[sửa | sửa mã nguồn]

    Các loại phân bón hữu cơ và vô cơ có chứa nitơ có thể gây ra axít hoá đất khi sử dụng [46]. [4]. Điều này có thể dẫn tới sụt giảm dinh dưỡng có thể được bù đắp bằng cách rắc vôi.

    Các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng

    Các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng ("POPs") độc hại, như Dioxins, polychlorinated dibenzo-p-dioxins (PCDDs), vàpolychlorinated dibenzofurans (PCDFs) đã được tìm thấy trong các loại phân bón và chất bổ sung cho nông nghiệp[47]

    Tích tụ kim loại nặng[sửa | sửa mã nguồn]

    Sự tích tụ lên tới 100 mg/kg cadmium trong các khoáng chất phốt phát (ví dụ, các khoáng chất từ Nauru[48] và đảo Phục sinhs[49]) làm tăng sự ô nhiễm đất với cadmium, ví dụ New Zealand.[50]

    Uranium là một ví dụ khác về chất gây ô nhiễm thường thấy trong các loại phân bón phốt phát (ở các mức độ từ 7 đến 100 pCi/g)[51]. Cuối cùng các loại kim loại nặng đó có thể tích tụ lên tới những mức độ nguy hiểm và tích tụ trong sản phẩm rau.[50] (Xem Nhiễm độc cadmium) Mức thu nhận uranium hàng năm của người trưởng thành được ước tính khoảng 0.5 mg (500 μg) từ việc ăn thức ăn và nước uống và 0.6 μg từ không khí thở[52].

    Các rác thải của ngành công nghiệp thép, được tái sử dụng vào trong phân bón vì có lượng kẽm lớn (rất cần thiết để cây phát triển), các loại rác thải có thể gồm những kim loại độc hại sau: chì[53]arsen, cadmium[53], chrom, và nickel. Các thành phần độc hại thường thấy nhất trong kiểu phân bón này là thuỷ ngân, chì và arsen.[54][55] Những lo ngại đã xuất hiện liên quan tới hàm lượng thuỷ ngân trong cá từ ít nhất một nguồn tại Tây Ban Nha[56]

    Tương tự, Polonium-210 có độ phóng xạ cao chứa trong các loại phân bón phốt phát được rễ cây hấp thụ và lưu trữ trong mô của nó; thuốc lá được sản xuất từ những cây được bón bằng đá phốt phát có chứa Polonium-210 tạo ra bức xạ alphaước tính gây ra khoảng 11,700 ca tử vong vì ung thư phổi hàng năm trên thế giới.[57][58] [59][60][61][62]

    Vì những lý do này, nên thực hiện quản lý dinh dưỡng, thông qua việc quan sát và giám sát thận trọng mùa màng, để giảm thiểu các hiệu ứng của việc sử dụng quá mức phân bón.

    Các vấn đề khác[sửa | sửa mã nguồn]

    Các hiệu ứng không khí[sửa | sửa mã nguồn]

    Tích tụ methane toàn cầu (bề mặt và khí quyển) năm 2005; lưu ý những đám khói rõ

    Sự phát thải methane từ thu hoạch mùa màng (đáng kể nhất là từ các cánh đồng lúa) đang tăng lên do việc sử dụng các loại phân bón amoniac; những phát thải này đóng góp lớn vào sự thay đổi khí hậu toàn cầu bởi methane là một loại khí nhà kính mạnh.[63]

    Qua việc tăng cường sử dụng phân bón nitơ, tăng với tỷ lệ 1 tỷ tấn mỗi năm như hiện nay[64] với lượng nitơ phản ứng có sẵn trong khí quyền, nitơ ôxít(N2O) đã trở thành loại khí nhà kính có mức độ tác động lớn thứ ba sau carbon dioxide và methane. Nó có khả năng làm thay đổi khí hậu thế giới 296 lần lớn hơn một khối mass of carbon dioxide tương tự và nó cũng góp phần làm suy gảim ozon ở tầng bình lưu.[65]

    Việc lưu trữ và sử dụng một số loại phân bón niotư trong một số điều kiện[nào?]thời tiết hay đất có thể gây ra phát thải khí nhà kính tiềm tàng là nitơ ôxít. Khíamoniac (NH3) có thể phát thải sau khi sử dụng các loại phân bón 'vô cơ' và/hay phân súc vật hay bùn.[cần dẫn nguồn]

    Việc sử dụng phân bón trên một bình diện toàn cầu làm phát thải ra những lượng lớn khí nhà kính vào khí quyển. Những phát thải diễn ra qua việc sử dụng:[66]

    • Phân và urê động vật, thải ra methane, nitơ ôxít, amoniac, và carbon dioxide với những số lượng khác nhau tuỳ thuộc hình thức (rắn hay lỏng) và cách quản lý (thu thập, lưu trữ, rải) chúng
    • các loại phân bón sử dụng axít nitric hay ammonium bicarbonate, việc sản xuất và sử dụng chúng dẫn tới những phát thải nitrogen oxides, nitrous oxide, amoniac và carbon dioxide vào khí quyển.

    Bằng cách thay đổi các quá trình và quy trình, có thể giảm một số, chứ không phải toàn bộ, những hiệu ứng đó với thay đổi khí hậu toàn cầu.[cần dẫn nguồn]

    Tăng sức khoẻ động vật gây hại[sửa | sửa mã nguồn]

    Việc sử dụng quá mức phân bón chứa nitơ cũng có thể dẫn tới những vấn đề về côn trùng gây hại khi làm tăng tỷ lệ sinh, tuổi thọ và sức khoẻ của một số loài gây hại với nông nghiệp.[67][68][69][70][71][72]

    Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

    • Độ màu đất
    • Bón phân
    • Phân bón hữu cơ
    • Fertigation
    • Tỷ lệ NPK
    • Ghi nhãn hiệu phân bón
    • Nông nghiệp và môi trường
    • Phosphogypsum

    Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

    1. ^http://aesl.ces.uga.edu/publications/plant/Nutrient.htm
    2. ^ “Draft Code of Practice for Fertilier Description and Labeling” (PDF). Fertilizer Industry Federation Association (FIFA). Ngày 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
    3. ^ Glass, Anthony (tháng 9 năm 2003). “Nitrogen Use Efficiency of Crop Plants: Physiological Constraints upon Nitrogen Absorption”. Critical Reviews in Plant Sciences 22 (5).doi:10.1080/713989757.
    4. ^ Vance; Uhde-Stone & Allan (2003). “Phosphorous acquisition and use: critical adaptations by plants for securing a non renewable resource.”. New Phythologist 157: 423–447.
    5. ^ “Mergers in the fertiliser industry”. The Economist. Ngày 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2010.
    6. ^ United Nations Food and Agriculture Organization, Livestock's Long Shadow: Environmental Issues and Options, Table 3.3 retrieved 29 Jun 2009
    7. ^ Nitrogen Applied Newswise, Retrieved on ngày 1 tháng 10 năm 2008.
    8. ^ Lawrence, Felicity (2004). “214”. Trong Kate Barker. Not on the Label. Penguin. tr. 213. ISBN 0-14-101566-7.
    9. ^ Dangour et al. 2009. Nutritional quality of organic foods: a systematic approach. Am. J. Clin. Nutr.
    10. ^ “Organic produce 'better for you'”. BBC News. Monday, ngày 29 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=(trợ giúp)
    11. ^ Butler, Gillian; Nielsen, Jacob H; Slots, Tina; Seal, Chris; Eyre, Mick D; Sanderson, Roy; Leifert, Carlo (tháng 6 năm 2008). “Fatty acid and fat-soluble antioxidant concentrations in milk from high- and low-input conventional and organic systems: seasonal variation”. Journal of the Science of Food and Agriculture (John Wiley & Sons, Ltd.). Volume 88 (Number 8): pp. 1431–1441(11). Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
    12. ^ Lehesranta1, Satu (2007). “Effects of agricultural production systems and their components on protein profiles of potato tubers”.Proteomics 7: 597–604. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
    13. ^ Nitrogen Fertilization: General Information
    14. ^ Avoiding Fertilizer Burn
    15. ^ IFA - Statistics - Fertilizer Indicators - Details - Raw material reserves (2002-10; accessed ngày 21 tháng 4 năm 2007)
    16. ^ Sawyer JE (2001). “Natural gas prices affect nitrogen fertilizer costs”. IC-486 1: 8.
    17. ^ “Table 8—Fertilizer price indexes, 1960-2007.”.
    18. ^ Enwall, Karin; Laurent Philippot,2 and Sara Hallin1 (tháng 12 năm 2005). “Activity and Composition of the Denitrifying Bacterial Community Respond Differently to Long-Term Fertilization”. Applied and Environmental Microbiology(American Society for Microbiology)71 (2): 8335–8343. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
    19. ^ Birkhofera, Klaus; T. Martijn Bezemerb, c, d, Jaap Bloeme, Michael Bonkowskia, Søren Christensenf, David Duboisg, Fleming Ekelundf, Andreas Fließbachh, Lucie Gunstg, Katarina Hedlundi, Paul Mäderh, Juha Mikolaj, Christophe Robink, Heikki Setäläj, Fabienne Tatin-Frouxk, Wim H. Van der Puttenb, c and Stefan Scheua (tháng 9 năm 2008).“Long-term organic farming fosters below and aboveground biota: Implications for soil quality, biological control and productivity”. Soil Biology and Biochemistry (Soil Biology and Biochemistry) 40 (9): 2297–2308. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
    20. ^ Lal, R. “Soil Carbon Sequestration Impacts on Global Climate Change and Food Security”.
    21. ^ Rees, Eifion (3 tháng 7 năm 2017). “Change farming to cut CO2 emissions by 25 per cent”. The Ecologist. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
    22. ^ Fliessbach, A.; P Maeder(2), A Diop(3), LWM Luttikholt(1), N Scialabba(4), U Niggli(2), Paul Hepperly(3), T LaSalle(3) (2009). [www.iop.org/EJ/article/1755-1315/6/24/.../ees9_6_242025.pdf “ClimateChange: GlobalRisks,ChallengesandDecisions”] Kiểm tra giao thức |url= (trợ giúp) (PDF). P24.17 Mitigation and adaptation strategies – organic agriculture. IOPConf. Series: EarthandEnvironmentalScience6(2009)242025: IOP Publishing. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
    23. ^ PIMENTEL, David; PAUL HEPPERLY, JAMES HANSON, DAVID DOUDS, and RITA SEIDEL (tháng 7 năm 2005). “Environmental, Energetic, and Economic Comparisons of Organic and Conventional Farming Systems”. BioScience. tr. ol. 55, No. 7, Pages 573–582. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
    24. ^ Mäder, Paul; Andreas Fliebach,,1 David Dubois,2 Lucie Gunst,2 Padruot Fried,2 Urs Niggli1 (ngày 31 tháng 5 năm 2002). “Soil Fertility and Biodiversity in Organic Farming”. Science (Science). Vol. 296. no. 5573, (Science): pp. 1694 – 1697. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
    25. ^ “Acta Horticulturae”.
    26. ^http://ag.arizona.edu/pubs/garden/mg/soils/organic.html
    27. ^ “Healthy Lawns—Fertilizers vs. soil amendments”.
    28. ^ “Plant Food”.
    29. ^ “Biology, Geography & Health Sciences Research”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    30. ^ “Agriculture”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    31. ^http://www.ewg.org/reports/sludgememo
    32. ^http://www.calorganicfarms.com/news/full.php?id=22
    33. ^ Schrack, Don (ngày 23 tháng 2 năm 2009). “USDA Toughens Oversight of Organic Fertilizer: Organic fertilizers must undergo testing”. The Packer. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2009.
    34. ^ “Isolation and Study of Cultures of Chinese Vetch Nodule Bacteria”. PubMed Central (PMC). Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    35. ^ “Biological Approaches to Sustainable Soil Systems”. Google Books. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    36. ^ a ă http://google.com/search?q=cache:_KrbNzgsjrQJ:extension.agron.iastate.edu/sustag/pubs/Soil_Quality_Brochure.doc+limestone+organic+agriculture&cd=3&hl=en&ct=clnk&gl=us&client=opera
    37. ^http://www.extension.org/article/18321/print/
    38. ^ “Organic Production and Organic Food: Information Access Tools”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    39. ^ "Rapid Growth Found in Oxygen-Starved Ocean ‘Dead Zones’", NY Times, Aug. 14, 2008
    40. ^http://dsc.discovery.com/news/2006/10/20/deadzone_pla.html
    41. ^ “Growing and caring for amaryllis”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    42. ^ “Fertilizer”. Truy cập 19 tháng 11 năm 2015.
    43. ^http://www.nofa.org/tnf/nitrogen.php
    44. ^ Roots, Nitrogen Transformations, and Jillesha Services Annual Review of Plant Biology Vol. 59: 341-363
    45. ^http://www.ehponline.org/docs/2000/108p675-678knobeloch/abstract.html
    46. ^ “Science Magazine: Sign In”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    47. ^ “Estimating Risk From Contaminants Contained in Agricultural Fertilizers”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    48. ^ Syers JK, Mackay AD, Brown MW, Currie CD (1986). “Chemical and physical characteristics of phosphate rock materials of varying reactivity”. J Sci Food Agric 37: 1057–1064.doi:10.1002/jsfa.2740371102..
    49. ^ Trueman NA (1965). “The phosphate, volcanic and carbonate rocks of Christmas Island (Indian Ocean)”. J Geol Soc Aust 12: 261–286.
    50. ^ a ă Taylor MD (1997). “Accumulation of Cadmium derived from fertilizers in New Zealand soils”. Science of Total Environment208: 123–126. doi:10.1016/S0048-9697(97)00273-8.
    51. ^ “Radiation Protection:Fertilizer and Fertilizer Production Wastes”. US EPA. 11 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
    52. ^ “Depleted uranium: Intake of depleted uranium”. World Health Organization (WHO). Tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
    53. ^ a ăhttp://community.seattletimes.nwsource.com/archive/?date=19970703&slug=2547772
    54. ^http://www.pirg.org/toxics/reports/wastelands/
    55. ^ “Waste Lands: The Threat of Toxic Fertilizer Released by PIRG Toxic WastesFound in Fertilizers Cat Lazaroff / ENS 7may01”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    56. ^ “The catfish 'Toxic' suitable for fishmeal production”. NowPublic. Ngày 16 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
    57. ^ Hussein EM (1994). “Radioactivity of phosphate ore, superphosphate, and phosphogypsum in Abu-zaabal phosphate”. Health Physics 67: 280–282. doi:10.1097/00004032-199409000-00010.
    58. ^ Barisic D, Lulic S, Miletic P (1992). “Radium and uranium in phosphate fertilizers and their impact on the radioactivity of waters”. Water Research 26: 607–611. doi:10.1016/0043-1354(92)90234-U..
    59. ^ Scholten LC, Timmermans CWM (1992). “Natural radioactivity in phosphate fertilizers”. Nutrient cycling in agroecosystems 43: 103–107. doi:10.1007/BF00747688.
    60. ^ American Public Health Association, Framing Health Matters, Waking a Sleeping Giant: The Tobacco Industry’s Response to the Polonium-210 Issue: Monique E. Muggli, MPH, Jon O. Ebbert, MD, Channing Robertson, PhD and Richard D. Hurt, MD [1]
    61. ^ Journal of the Royal Society of Medicine, The big idea: polonium, radon and cigarettes, Tidd J R Soc Med.2008; 101: 156-157 [2]
    62. ^ The Age Melbourne Australia, Big Tobacco covered up radiation danger, William Birnbauer [3]
    63. ^ Bodelier, Paul, L.E.; Peter Roslev3, Thilo Henckel1 & Peter Frenzel1 (tháng 11 năm 1999).“Stimulation by ammonium-based fertilizers of methane oxidation in soil around rice roots”. Nature403: 421–424. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2009.
    64. ^ “Figure 1: An Earth”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
    65. ^ "Human alteration of the nitrogen cycle, threats, benefits and opportunities" UNESCO -SCOPE Policy briefs, April 2007
    66. ^ Food and Agricultural Organization of the U.N. retrieved 9 Aug 2007
    67. ^ Jahn GC (2004). “Effect of soil nutrients on the growth, survival and fecundity of insect pests of rice: an overview and a theory of pest outbreaks with consideration of research approaches. Multitrophic interactions in Soil and Integrated Control”. International Organization for Biological Control (IOBC) wprs Bulletin 27 (1): 115–122..
    68. ^ Jahn GC, Sanchez ER, Cox PG (2001). “The quest for connections: developing a research agenda for integrated pest and nutrient management”. International Rice Research Institute - Discussion Paper 42: 18.
    69. ^ Jahn GC, Cox PG, Rubia-Sanchez E, Cohen M (2001). “The quest for connections: developing a research agenda for integrated pest and nutrient management. pp. 413-430,”. S. Peng and B. Hardy [eds.] "Rice Research for Food Security and Poverty Alleviation". Proceeding the International Rice Research Conference, 31 March – ngày 3 tháng 4 năm 2000, Los Baños, Philippines. Los Baños (Philippines): International Rice Research Institute.: 692.
    70. ^ Jahn GC, Almazan LP, Pacia J (2005). “Effect of nitrogen fertilizer on the intrinsic rate of increase of the rusty plum aphid, Hysteroneura setariae (Thomas) (Homoptera: Aphididae) on rice (Oryza sativaL.)”. Environmental Entomology34 (4): 938–943..
    71. ^ Preap V, Zalucki MP, Nesbitt HJ, Jahn GC (2001). “Effect of fertilizer, pesticide treatment, and plant variety on realized fecundity and survival rates of Nilaparvata lugens(Stål); Generating Outbreaks in Cambodia”. Journal of Asia Pacific Entomology 4 (1): 75–84..
    72. ^ Preap V, Zalucki MP, Jahn GC (2002). “Effect of nitrogen fertilizer and host plant variety on fecundity and early instar survival ofNilaparvata lugens (Stål): immediate response”. Proceedings of the 4th International Workshop on Inter-Country Forecasting System and Management for Planthopper in East Asia. 13-ngày 15 tháng 11 năm 2002. Guilin China. Published by Rural Development Administration (RDA) and the Food and Agriculture Organization (FAO): 163–180,226.
      bởi Bích Chè Rôn 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng...

    Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơphân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.

    Các loại phân bón hữu cơ và một số loại phân bón khai thác vô cơ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, trong khi các loại phân bón hoá học tổng hợp vô cơ chỉ được phát triển mạnh từ thời cách mạng công nghiệp. Sự hiểu biết và sử dụng tốt các loại phân bón là những thành phần quan trọng của cuộc Cách mạng Nông nghiệp Anh tiền công nghiệp và cuộc cách mạng xanh công nghiệp ở thế kỷ XX.

      bởi Linh Eliz 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm, lân, và kali. Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng...

      bởi Đinh Trí Dũng 10/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Giúp cây trồng phát triển

      bởi Hoangg Thuu Traa Giangg 18/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân chính: phân hữu cơ ,phân hóa học ,phaanvi sinh
      bởi Anh Đặng Thị Vinh 26/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân chính: phân hữu cơ ,phân hóa học ,phân vi sinh
      bởi Anh Đặng Thị Vinh 26/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân chính: phân hữu cơ ,phân hóa học ,phân vi sinh
      bởi Anh Đặng Thị Vinh 26/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.

    Hay hiểu một cách đơn giản phân bón là những chất được sử dụng bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất.

    Căn cứ vào nguồn gốc tạo thành, phân bón được chia làm 2 loại chính: phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ.

    Phân bón hữu cơ: là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất hữu cơ, vi sinh vật, động vật, thực vật …Trong phân bón hữu cơ lại bao gồm các loại  phân bón khác nhau: phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học.

    -  Phân bón vô cơ: là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất khoáng, vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm hóa học. Trong phân bón vô cơ có các nhiều loại phân khác nhau: phân đơn, phân phức hợp, phân hỗn hợp.

    Ngoài ra có thể phân loại phân bón theo nhiều loại khác nhau: theo cách bón (phân bón rễ và phân bón lá), theo nguồn gốc và cách chế biến ( phân công nghiệp, phân, phân vi sinh, phân tự nhiên…), theo trạng thái vật lý ( phân bón dạng lỏng, dạng rắn), dựa theo thành phần phân bón ( phân đơn, phân hỗ hợp), theo nguyên tố dinh dưỡng ( phân đa lượng, phân trung lượng, phân vi lượng).


    I.Ảnh hưởng của phân bón tới sự phát triển cây trồng

    Có nhiều  yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón…  trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng.

    Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng.

    Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều  cố đầy đủ N,P,K các nguyên tố trung lượng ( ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng ( Fe, Cu, Mh, B, Mo…) cần thiết cho  nhu cầu sinh trưởng của cây.

    phân bón có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của cây trồng
    Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đất quá trình sinh trưởng của cây trồng

    Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây.

    Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều.


    II.Vai trò của các chất đa, trung, vi lượng trong phân bón đối với cây trồng
    Đối với chất đa lượng (N,P,K)

    Chẳng hạn như đạm (N) là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây trồng, đạm làm tăng hàm lượng protein trong cây, ngoài ra là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ: axit nucleic, diệp lục tố.. Cây trồng cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, mỗi loại cây đều cần một lượng đạm khác nhau.

    Tùy giai đoạn sinh trường, phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau. Đối với mỗi loại cây trồng thì yêu cầu lượng đạm khác nhau. Chẳng hạn ở giai đoạn đầu sinh trưởng cây cần đạm để phát triển rễ, thân lá.

    Ở giai đoạn sau cây cần đạm để tạo nên các chất tích lũy trong quả, hạt. Ở trong giai đoạn cây kiến thiết hoặc kinh doanh, cây lâu năm sau mỗi vụ thu hoạch cần phục hồi thân, lá nên nhu cầu về đạm là rất cao.

    Lân (P) giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein, axit nucleic, nhiễm sắc thể….Lân (P) cần cho sự phân chia tế bào, phát triển của mô phân sinh, kích thích rễ, quả phát triển, sự hình thành mầm hoa, quyết định chất lượng hạt giống… Lân (P) giúp tăng khả năng chống chịu các điều kiện: rét, hạn hán, sâu bệnh.

    Ở trong thời kỳ cây con cây rất mẫn cảm với lân, nếu thiếu lân ở giai đoạn này sẽ khiến cây phát triển không cân đối về sau, cho dù sau này có bổ sung lân cho cây cũng không thể khắc phục được, chính vì thế cần cung cấp lân cho cây ngay ở giai đoạn đầu bằng bón lót và bón thúc để đảm bảo sự phát triển cân bằng của cây trồng.

    Kaili (K)  là nguyên tố đa lượng được cây sử dụng nhiều nhầt. Kali tham gia tích cực vào quy trình quang hợp, tổng hợp các chất hydrat cacbon và gluxit của cây, vận chuyển và tích lũy sản phẩm quang hợp từ lá về các cơ quan dự trữ. Kali có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp đạm, tăng cường khả năng chống chịu của cây với các kiều kiện bất lợi: hạn hán, úng nước, nóng, lạnh, tăng sức đề kháng của cây trước sâu bệnh hại.

     Đối với các chất trung lượng ( S, Ca, Mg)

    • Lưu  huỳnh (S) là nguyên tố dinh dưỡng thứ 4 cần thiết cho sự phát triển của cây sau N, P, K. Cây trồng cần một lượng lưu huỳnh gần bằng lượng lân (P) để có thể phát triển cân đối.

    Lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp Protein và một số axít amin quan trọng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo các chất sinh dầu, tạo mùi cho nông sản. Tăng khả năng chịu rét, chống hạn cho cây, thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. Ngoài ra lưu huỳnh có nhiều trong thành phần của coenzym A (là chất xúc tác quan trọng trong quá trình quang hợp,hô hấp của cây, tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật cố định đạm…

    • Canxi (Ca) cần cho sự phát triển của hệ rễ cây, tăng cường tạo thành các rễ bên và hệ thống lông hút của rễ. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, vận chuyển gluxit trong cây. Làm giảm độ thấm của màng tế bào hạn chế sự hút nước của cây, tạo khả năng chịu úng tạm thời cho cây.

    • Magiê (Mg) có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp gluxit, protein, lipit trong cây. Mg đặc biệt quan trọng đối với các cây lấy đường, bột, các cây họ đậu, cây lấy tinh dầu, cây lấy chất kích thích, cây lấy nhựa…

    Mg góp phần điều hòa pH thích hợp với từng bộ phận trong tế bào và sinh lý của cây. Mg tham gia trong thành phần hoặc kích thích hoạt động của các loại men, thiếu Mg sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tổng hợ ATP và quá trình phốtphỏin hóa trong cây.

    Mg cùng với K tăng sức trương của tế bào, cân bằng nước trong cây tăng khả năng chịu hạn trong cây.

    Đối với các chất vi lượng ( Zn, Fe, Cu, Mn, B, Mo, Cl)
         Các nguyên tố vi lượng chiếm một lượng rất nhỏ, tuy vậy vi lượng có vai trò không thể thay thế trong đời sống của cây.

    • Kẽm (Zn) có vai trò quan trong trong quá trình hô hấp, dinh dưỡng khoáng, quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ, sinh trưởng, vận chuyển, khả năng chống chịu, sự hình thành hạt của cây trồng.

    • Sắt (Fe) ảnh hưởng tới quá trình khử nitrat, quang hợp, tổng hợp, hoạt hóa diệp lục, tổng hợp các chất hữu cơ.

    • Đồng (Cu)  đóng vai trò quan trọng trong việc  tổng hợp clorophin, chuyển hóa gluxit cho quá trình quang hợp của cây, khử nitrat, tổng hợp các chất: đường, chất béo, chất có đạm, vitamin A, C.

    • Mangan (Mn) tham gia quá trình khử CO2 thành diệp lục cho quá trình quang hợp của cây, trao đổi đồng hóa đạm, tổng hợp các chất: gluxit, axit nucleic, chất điều hòa sinh trưởng, vận chuyển gluxit, tăng khả năng chịu hạn, sinh trưởng: nảy mầm tạo thân, ra hoa, ra quả..

    • Bo (B) ảnh hưởng tới quá trình điều hòa sinh lý của cây: quang hợp, hình thành chất hữu cơ, vận chuyển chất trong cây, tạo thành phấn hoa và khả năng đậu quả.

    • Molipden (Mo)  xúc tiến quá trình cố định đạm ở vi khuẩn nốt sần, sự chuyển hóa đạm trong cây, là  thành phần cấu trúc của nhiều loại men xúc tác quá trình quang hợp, hô hấp, chuyển hóa gluxit, tăng khả năng chống chịu của cây.

    • Clo (Cl) kích thích một số loại men ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hydrat cacbon và tăng khả năng giữu nước của tế bào…

    Khi thiếu các nguyên tố vi lượng cây sẽ phát triển không cân đối, thậm chí biểu hiện một số bệnh lý, làm giảm năng suất, phẩm chất của cây. Tuy nhiên nếu thừa vi lượng cây sẽ bị ngộ độc. Chính vì thế khi sử dụng vi lượng cho cây cần thận trọng không nên lạm dụng, phải thực hiện đúng theo quy trình, kỹ thuật, lượng bón của nhà sản xuất đưa ra.

    III.Ảnh hưởng của phân bón tới đất đai
    Trong quá trình canh tác, đất bị mất đi một lượng dinh dưỡng rất lớn do bị tác động bởi các yếu tự nhiên: rửa trôi, nhiệt độ, xói mòn, thời tiết…đặc biệt một lượng lớn dinh dưỡng trong đất bị cây trồng lấy đi để phục vụ quá trình phát triển của cây.

    Cách tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng là bón sử dụng các loại phân bón.

    Phân bón cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất hiệu quả, tăng độ phì nhiêu của đất.

    phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất đai

    Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất đai hiệu quả, phân bón hóa học thì ngược lại Nguồn:phunutoday.vn

    Chẳng hạn phân bón vô cơ cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho đất. Các loại phân bón hữu cơ cải tiến kết cấu đất, tăng lượng hữu cơ, vi sinh vật có ích cho đất.

    Tuy nhiên nếu sử dụng phân bón vô cơ trong thời gian dài mà không bổ sung phân bón hữu cơ sẽ khiến đất bị thoái hóa, bạc màu, chai cứng.

    Giữa cây trồng phân bón và đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó đất là cầu nối quan trọng giữa cây trồng và phân bón, là nơi dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng từ phân bón cho cây trồng.

    Để bón phân hợp lý, phát huy được hết vai trò của phân bón cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, đặc điểm đất đai ( độ phì nhiêu, pH, thành phần cơ giới đất..), khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng loại phân bón, tập quán canh tác…..

    IV.Nhu cầu các chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng

    Tùy thuộc vào vai trò chức năng của mỗi chất dinh dưỡng cũng như tùy thuộc vào loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây.

    • Vai trò và chức năng dinh dưỡng của cây.

    Chẳng hạn các chất thuộc nhóm nguyên tố đa lượng là các chất mà cây trồng cần nhiều nhất trong quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong cây. Các chất khác như men, các chất điều hòa sinh trưởng, các chất xúc tác cho quá trình sinh lý trong cây thì cần số lượng ít hơn thì được xếp vào nhóm trung, vi lượng.

    • Loại cây

    Các loại cây khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như cây lấy lá thì cần nhiều đạm; cây lấy hạt, củ thì cần nhiều kali; đối với các cây lấy bột, đường thì cần nhiều lân hơn so với các loại cây khác.

    • Giai đoạn sinh trưởng và phát triển

    Trong suốt quá trình phát triển và sinh trưởng của cây trồng, tùy theo từng giai đoạn của cây mà nhu cầu dinh dưỡng của cây khác nhau. Chẳng hạn ở giai đoạn cây sinh trưởng mạnh, thân, lá phát trển thì nhu cầu về đạm của cây rất cao. Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần nhiều lân. Giai đoạn hình thành quả và hạt cần nhiều kali.

    Chính vì thế để các chất dinh dưỡng phát huy hiệu quả cao nhất cần bón phân một cách cân đối, đúng thời điểm, đúng thời kỳ phát triển của cây.

    V.Nguyên tắc khi sử dụng phân bón

    Để phân bón ( dù là phân vô cơ hay hữu cơ…) phát huy hiệu quả nhất công dụng nhà nông trước hết cần đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản: đúng loại phân, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.

    1. Đúng loại phân bón, nhà nông cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng, từng loại thổ nhưỡng đề lựa chọn loại phân bón phù hợp. Chẳng hạn ở thời kỳ đầu phát triển cây trồng cần nhiều đạm, ở thời kỳ sinh trưởng có loài cần nhiều đạm, có loài cần nhiều kali. Phân bón có nhiều loại: phân vô cơ, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân đơn, phân kép… tuy nhiên 3 nguyên tố chính đóng vai trò quan trọng đối vơi sự phát triển của cây trồng: N,P,K.

    2. Đúng lúc, quá trình phát triển của cây trồng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn cần  các chất dinh dưỡng khác nhau, cần chia ra nhiều lần bón để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, tránh bón một lần lượng phân quá lớn khiến cây bị sốc, không hấp thụ được dinh dưỡng,  gây lãng phí, ô nhiễm môi trường…
       

      sử dụng phân bón đúng thời điểm

      Cần bón phân đúng thời điểm để giúp cây trồng phát triển cân đối  và khỏe mạnh                                                                Nguồn:luuich.vn
    3. Đúng liều lượng: để tránh lãng phí, tiết kiệm chi phí đầu tư, nhà nông không bón thiếu cũng không bón thừa, thông thường mỗi loại phân bón đều có hướng dẫn lượng bón cho từng loại câu trồng khác nhau, khi bón phân nhà nông cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt cần phải thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của cây trồng, đât, thời tiết để có thể điều chỉnh lượng phân bón phù hợp với từng loại cây, từng giai đoạn phát triển của cây.

    4. Đúng cách: Chẳng hạn đối với phân bón lót thì bà con cần tưới đủ nước, vùi phân sâu xuống đât, đối với phân hữu cơ phải đảm bảo ủ hoai mục, đối với các loại phân bón lá thì cần pha đúng liều lượng…

    VI.Phương pháp bón phân đúng cách

    Có hai phương pháp bón phân chính cho cây trồng: bón lót, bón thúc.
         Bón lót: là bón trước khi trồng, có thể bón trước khi làm đất hoặc bón lúc làm đất lần cuối. Mục đích của việc bón lót là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng lúc mới ra rễ, khi cây vừa mới ra rễ đã có sẵn các chất dinh dưỡng cần giúp cây phát triển. Phân bón lót thường sử dụng là phân hữu cơ đã ủ hoai mục, kết hợp với N,P,K.
         Bón thúc: là bón trong thời  kỳ cây sinh trưởng. Khi bón thúc, bà con nên sử dụng các loại phân dễ hòa tan, chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ, phân hữu cơ đã qua chế biến… Tiến hành rải đều trên mặt đất, rải theo hàng hoặc theo hố hoặc hòa tan, hoặc phun trên lá…có thể bón quanh gốc hoặc quanh tán cây. Khi bón cần tiến hành giữ ẩm hoặc cung cấp đủ nước cho cây.

    Một số nguyên nhân khiến phân bón bị thất thoát:

    • Bị rửa trôi: Lượng phân bón bị rửa trôi phụ thuộc vào lượng mưa, kết cấu đất, địa hình, loại phân bón sử dụng. Trong trường hợp  lượng mưa lớn, cấu trúc đất không tốt, địa hình dốc không có lớp che phủ sẽ khiến lượng phân bón dễ bị rửa trôi.

    • Bị bốc hơi: Phân bón bị bốc hơi có thể do các phản ứng hóa học, vi sinh vật.. đặc biệt là đối với các loại phân bón phun trên lá.

    • Bị giữ chặt: phân bón khi bón vào đất có thể bị giữ chặt làm cây không thể hấp thụ được.

    VII.Tác động của phân bón đối với môi trường

    Phân bón ngoài những vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, cải tạo đất, giúp cây trồng phát triển cân đối, bền vững thì còn có những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái.

    • Dư thừa phân bón trong đất. Do trong quá trình canh tác người nông dân sử dụng phân bón không đúng cách, bón quá nhiều phân, khiến cây trồng hấp thụ không hết. Trường hợp này thường xảy ra ở các loại phân bón vô cơ. Các chất độc có trong các loại phân bón sẽ theo nguồn nuóc thấm sâu vào đất, gây ô nhiễm đất, nguồn nước.

    • Ô nhiễm từ các nhà máy chế biến phân bón do công nghệ chế biến thô sơ, các chất thải ra môi trường không được xử lý đảm bảo gây nên mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, đất, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.

    • Chính từ việc bón lượng phân bón quá lớn đã khiến nông sản tồn dư các loại hóa chất trong nông sản, ảnh hưởng lớn đến giá trị, chất lượng nông sản, gây hại cho người sử dụng.

    • Một lượng lớn phân bón trong quá trình sử dụng bị nước rửa trôi,theo  nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần không nhỏ phân bón bị bay hơi gây nên ô nhiễm không khí.

    sử dụng phân bón hóa học làm đất đai chai cứng

    Phân bón hóa học làm đất đai trở nên chai cứng, tác động xấu đến môi trường sống của cây trồng  Nguồn:saigonhoa.com

    Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất, đây là yếu tố quan trọng của một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

    Trong quá trình canh tác nông nghiệp, khi đầu tư phân bón bà con nhà nông không nên  so sánh 1kg phân này với 1kg phân kia, mà cần phải so sánh hiệu quả của loại phân bón đó mang lại cho kinh tế gia đình là gì.

    Nếu đầu tư loại phân bó rẻ tiền nhưng hiệu quả mang lại không có, cây không cho năng suất, sâu bệnh hại nhiều, phát triển không cân đối…  thì chỉ khiến nhà nông lún sâu vào vòng nợ nần.

    Diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp trong khi đó dân số thế ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về lượng thực thực phẩm tăng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người cần phải tăng cường thâm canh, tăng năng suất của cây trồng.

    Một trong những giải pháp cốt lõi cho vấn đề này chính là sử dụng các loại phân bón hữu cơ phù hợp nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng.

      bởi Minh Quân Nguyễn Trần 25/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF