OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tại sao giá lương thực trong những năm gần đây liên tục gia tăng ?

Tại sao giá lương thực trong những năm gần đây liên tục gia tăng ?

  bởi Đỗ An Khương 12/09/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (11)

  • Có thể do nguyên nhân:
    - Đất sản xuất bị thu hẹp
    - Sản xuất hướng ra xuất khẩu
    - Ít nơi bán cùng mặt hàng cạnh tranh

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì kinh tế của chúng ta bắt đầu tăng rồi nha bạn

      bởi Huỳnh Anh Kha 03/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Vì :

    - Kinh tế phát triển

    - Hiếm những lương thực vì nguồn nước ô nhiễm

    -Ít người bán cạnh tranh

     

      bởi Nguyễn Trần Bảo Khôi 03/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2. Nguyên nhân

    Cho đến nay, các tổ chức quốc tế và khu vực, các chính phủ, cũng như các cơ quan nghiên cứu tư nhân đã đưa ra nhiều đánh giá khác nhau về các nguyên nhân gây ra tình trạng tăng giá đột biến hay cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.

    Thứ nhất, trong nhiều năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là ở những nước đang phát triển từ nông nghiệp đi lên, trong đó có nhiều nước Đông và Đông Nam Á, bất chấp vai trò to lớn của nông nghiệp và nông thôn, trong đó có sản xuất lương thực và thực phẩm, trong đời sống kinh tế - xã hội, nông nghiệp và nông dân đã dần không được coi trọng. Mặc dù trên danh nghĩa, ở nhiều nước, "nông nghiệp vẫn được coi là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư hoặc là mặt trận hàng đầu", song đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn đã dần dần bị hy sinh cho các dự án đầu tư (cả từ trong nước lẫn nước ngoài) mang lại các khoản lợi nhuận nhanh, trực tiếp và to lớn (cho cả công cộng lẫn cá nhân các nhà quyết sách) vào các dự án công nghiệp, xây cất chung cư, các khu du lịch và nghỉ dưỡng. Tiêu biểu cho thái độ và tình trạng này là những quốc gia đang cất cánh như Trung Quốc và Ấn Độ mải chạy theo chính sách công nghiệp hóa và xao nhãng việc cải thiện nông nghiệp. Cả hai quốc gia đông dân nhất thế giới này đã tập trung sức người, sức của vào nền công nghiệp. Họ đã lầm tưởng rằng, với dự trữ ngoại tệ trong tay, họ có thể tiếp tục mua được lương thực ở khắp nơi trên thế giới. Đáng tiếc là thực tế đã diễn biến theo chiều ngược lại với suy nghĩ của họ. Hậu quả là, diện tích đất canh tác tốt dùng để trồng ngũ cốc và chăn nuôi đã liên tục bị giảm đi, "bị chôn vùi dưới các lớp bêtông của các dự án dô thị hóa và phát triển công nghiệp". Hay nói cách khác, sản lượng lúa gạo cũng giảm đi vì diện tích canh tác bị thu hẹp để nhường chỗ cho các dự án phát triển, ngoài nông nghiệp và ngốn rất nhiều diện tích đất canh tác. Tại Việt Nam, diện tích ruộng lúa bị thu hẹp mỗi năm lên tới 40.000 hécta; tại Thái Lan, tỉ lệ đất canh tác cũng đã giảm hơn 13% trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2005. Còn ở Trung Quốc, theo Bộ Đất đai và Tài nguyên, năm 2007, diện tích đất trồng trọt ở nước này đã giảm 40.700 hécta so với năm 2006 xuống 121,73 triệu hécta, so với mức 127,6 triệu hécta năm 2001. Con số tối thiểu để có thể đảm bảo sản xuất đủ lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước là 120 triệu.

    Thứ hai, trong những năm 1970, cuộc Cách mạng Xanh ở châu Á đã làm tăng đáng kể sản lượng lúa gạo và giúp cho giá cả của loại lương thực này nằm ở mức thấp, trong khi chi phí cho các khoản đầu vào của nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, tưới tiêu và lao động liên tục tăng cao, khiến cho việc trồng lúa đã trở thành một hoạt động không mang lại nhiều lợi nhuận và ngày càng trở nên kém hấp dẫn đối với cả chính phủ lẫn nông dân. Đồng thời, trong những năm 1980, các chính phủ ở các nước này bắt đầu giảm ngân sách dành cho "cuộc cách mạng xanh" do thỏa mãn với những thành quả của nông nghiệp. Thái độ này đã dẫn đến hậu quả là đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, ngày càng sa sút. Chẳng hạn, tỉ lệ của ngân sách dành đề đầu tư cho nông nghiệp ở các nước đang phát triển đã giảm 50% trong thời gian từ năm 1980 đến năm 2004. Động thái này đã gây nên tác động từ từ khó nhận thấy. Hậu quả là năng suất lương thực ngày càng thấp dần đi ở các nước đang phát triển. Cụ thể là, trong thời gian từ những năm1980, năng suất của các vụ ngũ cốc đã tăng 3 - 6%/năm, nhưng hiện nay con số này giảm chỉ còn 1-2%/năm, thấp hơn tốc độ tăng của nhu cầu tiêu thụ. Hay theo một thống kê khác, năng suất lúa của châu Á ngày càng trở nên thấp hơn, chẳng hạn, hiện chỉ đạt 2,63 tấn/ha ở Thái Lan, 4,22 tấn ở Inđônêxia, 3,03 ở Ấn Độ... rất thấp so với 7,55 tấn ở Mỹ. Vào những năm 1970, nhờ Cách mạng Xanh, nên năng suất lúa toàn cầu đã tăng 40% trong 20 năm cuối của thế kỷ trước, song trong 7 năm qua, chúng chỉ tăng có 5% vì nông nghiệp ít được quan tâm. Do đó, đúng như tiến sĩ Robert Zeigler, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế ở Philipin, đã nhận định: "Cuộc khủng hoảng lúa gạo hiện nay chính là cái giá mà chúng ta đang phải trả cho 15 năm "xao nhãng" phát triển nông nghiệp, đặc biệt là thiếu đầu tư vào công tác nghiên cứu các loại cây lương thực". Nhà kinh tế học người Pháp, ông Philippe Chalim, cũng có chung một nhận xét như vậy, khi ông nói: "Từ 20 năm nay, rất nhiều nước công nghiệp hóa đã chuyển từ chủ nghĩa sản xuất sang thái độ xem nhẹ nông nghiệp. Hậu quả là họ đã phải nhập cả những sản phẩm nông nghiệp rẻ nhất. Điều này khiến cho nguy cơ khủng hoảng lương thực ngày càng nhanh chóng trở thành hiện thực".

    Thứ ba, các biện pháp trợ giá nông sản của Mỹ, và ở một chừng mực nhỏ hơn là của EU, từ lâu đã góp phần không chỉ ngăn chặn sự thâm nhập của các hàng hóa này vào các thị trường của họ, mà còn kiềm chế giá gạo trên thế giới, khiến giá gạo thấp và người nông dân, nhất là ở các nước nông nghiệp đang phát triển, không có lợi, nên giảm dần việc trồng lúa. Đúng như Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Pascal Lamy, đã tuyên bố, cơ chế trao đổi thương mại bất bình đẳng, các khoản trợ cấp nông nghiệp "làm biến dạng thương mại" của các nước giàu cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, bởi chúng "hủy hoại ngành sản xuất lương thực của các nước nghèo".

    Thứ tư, theo các nhà phân tích, sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới - được dự báo là sẽ lên tới 9 tỉ người vào giữa thế kỷ XXI  - và kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ lương thực ngày càng tăng được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực hiện nay. Điều này sẽ dẫn tới nhu cầu lương thực khổng lồ, đồng thời tạo áp lực lên một loạt nguồn tài nguyên như đất, nước và dầu mỏ. Cụ thể, theo Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, năm 2007, dân số Trung Quốc tăng nhiều hơn gấp bội tổng số dân trong các nước kỹ nghệ hóa trong cùng thời gian trước đây và hầu như đông gấp 2 lần tổng số dân trong Nhóm các nước G7. Do dân số tăng nhanh như vậy nên theo ông Ban Ki Moon, trong ba năm qua, thế giới đã tiêu thụ nhiều lương thực hơn mức sản xuất. Cụ thể là gạo, trong nhiều năm sản lượng gạo của thế giới luôn chỉ quanh quẩn ở mức 420 triệu tấn/năm, mặc dù từ đó châu Á đã có thêm hàng trăm triệu miệng ăn nữa.

    Thứ năm, những thảm họa thiên tai như nắng nóng, hạn hán, lụt bão, rét đậm rét hại, sâu bệnh do biến đổi khí hậu toàn cầu đã tàn phá mùa màng của các nước sản xuất ngũ cốc, như ở Nam Á, châu Âu, Xu Đăng, Môdămbich, Uruguay, Trung Quốc, Bănglađet và Việt Nam. Đáng chú ý là, úc là một trong những nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới đã bị hạn hán liên tục trong 10 năm qua, và theo nhiều đánh giá, nước này còn có nguy cơ có thể bị mất vĩnh viễn vai trò là một nước xuất khẩu gạo có vai vế trên thị trường.

    Thứ sáu, trong nhiều năm qua, nhất là trong vài năm gần đây, giá dầu liên tục đạt những đỉnh cao mới, từ 30 USD/thùng năm 2006 đã lên tới 120 USD hiện nay (tức gấp 4 lần), khiến cho giá cả của các sản phẩm từ dầu phục vụ nông nghiệp, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điêzen, điện, và chi phí vận chuyển ngũ cốc cũng tăng theo. Chẳng hạn, giá một tấn phân bón đã tăng 110 USD trong vòng 1 năm trở lại đây, hoặc tăng ít nhất 200% trong 5 năm qua. Bị trả giá quá cao cho các khoản đầu vào này, nên cả các nhà sản xuất ngũ cốc lẫn các công ty phân phối lương thược hoặc là sẽ thu hẹp sản xuất, giảm bớt các yếu tố đầu vào mà hậu quả là năng suất và sau đó là sản lượng lương thực sẽ giảm sút mạnh, hoặc là "đổ cho người tiêu thụ phải gánh chịu" bằng cách nâng giá lương thực lên cao. Hơn nữa, do những quan ngại về giá dầu cao, cũng như để giảm ô nhiễm môi trường, và để bảo đảm an ninh năng lượng, nhiều nước đã buộc phải chuyển sang phát triển và sử dụng năng lượng sinh học chế từ các loại ngũ cốc khác nhau. Điều này càng tăng thêm áp lực làm tăng giá lương thực tế giới (ngô, đường và đậu nành) như một vòng hệ lụy. Chẳng hạn, Mỹ đã cam kết sản xuất 9 tỉ galông (khoảng 34 tỉ lít) ethanol, là loại nguyên liệu sinh học làm từ ngô trong năm 2008 và sẽ tăng thành 10 tỉ galông vào năm 2009. Năm 2008, diện tích trồng ngô để sản xuất ethanol ở Mỹ đã tăng lên đáng kể, đã có 18% sản lượng ngũ cốc của Mỹ bị đưa vào sản xuất ethanol và dự kiến nguồn nhiên liệu này sẽ ngôn tới 30% sản lượng ngô cảu Mỹ vào năm 2010. Không chỉ có Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác, như EU, cững đang thực hiện các mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học đầy tham vọng của riêng mình, khi đưa ra dự định sẽ nâng tỉ lệ nhiên liệu sinh học lên 10% tổng nhiên liệu mà khu vực này sẽ tiêu thụ vào năm 2020. Thực tế này cũng đồng nghĩa với việc các loại ngũ cốc này sẽ nhanh chóng lấn chiếm đất dành để sản xuất lương thực cho người và gia súc và khiến giá ngô trên thị trưởng thế giới tăng cao., Cũng tương tự như vậy, dầu dừa - nguồn thực phẩm chủ yếu của người Indonesia và Malaysia - hiện đã trở nên rất đắt đỏ, khiến cho dân nghèo ở đây trở nên khốn khó hơn, vì những khối lượng lớn dầu dừa ngày càng được chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học.

    Thứ bảy, cùng với quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong vài thập kỷ qua, đời sống của người dân của hai nước khổng lồ là Ấn Độ và Trung Quốc đã trở nên ngày càng sung túc hơn. Điều này không những đã góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ lương thực, mà còn làm thay đổi cả chế độ ăn uống của người dân các nước này, đặc biệt làm tăng nhu cầu tiêu thụ thịt. Người Trung Quốc bắt đầu tiêu thụ nhiều thịt hơn kể từ năm 2001. Tính bình quân, trong năm 1985, một người Trung Quốc ăn 20 kg thịt/năm, còn hiện nay con số đó là 50 kg. Trong khi đó, theo tính toán của các chuyên gia, phải cần tới 7kg ngũ cốc mới có thể sản xuất được 1kg thịt bì. ĐIều đó có nghĩa là, đất canh tác dùng để sản xuất thực phẩm cho con người  giờ bị dùng để trồng thực phẩm cho gia súc.

    Thứ tám, mấy năm gần đây, do chi phí bảo quản gạo dự trữ trong kho ngày một tăng cao, trong khi tình hình thị trường gạo cung không đủ cầu, nên chính phủ các nước đã liên tiếp giảm lượng gạo tồn kho khiến dự trữ gạo của thế giới không ngừng giảm sút. Hiện lượng gạo dự trữ của toàn cầu là hơn 75 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ khi xảy ra nạn đói ở Bangladesh vào giữa những năm 1970, hay giảm tới gần 1/2 kể từ mức cao kỷ lục vào niên vụ 2000/01, cho dù đã có sự phục hồi từ mức khá thấp trong niên vụ 2004/05. Đồng thời với tình trạng đó là những dự báo cho rằng sản lượng gạo năm nay dự tính chỉ đạt 430 triệu tấn, càng khiến cho tâm lý hoang mang, lo sợ thiếu nguồn cung lương thực trở nên nghiêm trọng hơn. Hậu quả là giá lương thực trên thị trường thế giới, nhất là ở các nước nhập khẩu, bị đẩy lên những mức cao mới.

    Cuối cùng, một số nguyên nhân phụ như cuộc khủng hoảng tài chính, đồng đôla Mỹ mất giá, cơ chế thương mại bất công, việc nhiều nhà kinh doanh bỏ tiền ra đầu cơ, cũng góp phần đẩy giá lương thực tăng vọt trong thời gian ngắn. Về nạn đầu cơ tích trữ, người ta nhận thấy rằng, tình trạng này xảy ra ở cả hai đầu của cán cân cung cầu. Những người tiêu thị đang đua nhau mua gạo dự trữ vì họ sợ rằng, giá gạo sẽ tăng thêm. Trong khi đó, những người bán sỉ cũng ra sức tích trữ gạo với hy vọng sẽ có thể bán được với giá cao hơn. Ông Samak Sundaravej, Thủ tướng Thái Lan cho rằng: "Ngay ở Thái Lan, mọi người cũng đổ xô đi mua nhiều gạo bởi vì họ đang lo ngại. Trước đây, họ thường đong một bao, nhưng bây giờ họ mua tới 5 bao. Những người thường mua 2 bao thì giờ mua tới 10 bao. Họ cho rằng, tình trạng khủng hoảng lương thực hiện nay không thể giải quyết được trong thời gian ngắn, nên phải tích trữ để phòng thân và kiếm lời. Theo ông Zeal Ziegler, báo cáo viên của LHQQ về dinh dưỡng, đầu cơ gánh tới 30% trách nhiệm gây ra sự bùng nổ giá cả lương thực trên thị trường toàn cầu

      bởi H Yziang 10/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • giá lương thực tăng do:

    - trồng lúa bấp bênh, cực khổ, nên nhiều người đã chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc đi làm cho các công ty

    nên diện tích trồng lúa giảm

    - dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 26/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giá lương thực tăng do:

    - trồng lúa bấp bênh, cực khổ, nên nhiều người đã chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc đi làm cho các công ty

    nên diện tích trồng lúa giảm

    - dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 26/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giá lương thực tăng do:

    - trồng lúa bấp bênh, cực khổ, nên nhiều người đã chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc đi làm cho các công ty

    nên diện tích trồng lúa giảm

    - dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 26/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giá lương thực tăng do:

    - trồng lúa bấp bênh, cực khổ, nên nhiều người đã chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc đi làm cho các công ty

    nên diện tích trồng lúa giảm

    - dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 26/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giá lương thực tăng do:

    - trồng lúa bấp bênh, cực khổ, nên nhiều người đã chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc đi làm cho các công ty

    nên diện tích trồng lúa giảm

    - dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 26/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giá lương thực tăng do:

    - trồng lúa bấp bênh, cực khổ, nên nhiều người đã chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc đi làm cho các công ty

    nên diện tích trồng lúa giảm

    - dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 26/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF