OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lý Công Uẩn đã dẫn chứng các vua Trung Quốc nào đã từng dời đô? Tại sao phải dời đô? Việc dời đô đem lại kết quả như thế nào?

Câu 1: Lý Công Uẩn đã dẫn chứng các vua Trung Quốc nào đã từng dời đô? Tại sao phải dời đô? Việc dời đô đem lại kết quả như thế nào?

Câu 2: Lý Công Uẩn đã nhắc đến các triều đại nào của lịch sử Việt Nam? Việc không dời đô của các triều đại ấy đã gây ra những hậu quả như thế nào? Việc Lý Công Uẩn nhận xét về các triều đại Việt Nam như vậy có đúng không? Vì sao

Câu 3: Đại La có những lợi thế gì mà khiến Lý Công Uẩn muốn dời đô về đó( Lịch sử, vị trí địa lí, chính trị-văn hóa, tiềm năng)?

Câu 4: Quyết định dời đô về Đại La của nhà Vua thể hiện ở câu văn nào? Tại sao kết thúc bài Chiếu Lý Thái Tổ Không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi ''Các Khanh nghĩ thế nào?''. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?

ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Câu 1: Các vua Trung Quốc đã từng dời đô theo dẫn chứng của Lý Công Uẩn:

    - Nhà Thương: Vua Bàn Canh đã năm lần dời đô.

    - Nhà Chu: Vua Thành Vương cũng ba lần dời đô.

    * Tại vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.

    *Kết quả: Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

    Câu 2: - Các triều đại Việt Nam: Hai nhà Đinh, Lê.

    - Hậu quả: Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi.

    - Đúng hay sai: Thực tế, lúc trước thế nước còn yếu, phải dựa vào địa thế để chống quân thù. Đến thời Lý Công Uẩn, quân lực tăng cao, cần phát triển kinh tế nên phải dời đô. Ai cũng hợp lý, nhưng sai ở thời đại.

    Câu 3: * Đặc điểm thành Đại La:

    - Là kinh đô cũ của Cao Vương.

    -Ở vào thế rồng cuộn, hổ ngồi.

    -Đúng ngôi nam Bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi.

    - Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

    -> Dân cứ khỏi chịu ngập lụt.

    - Muôn vật phong phú,  tốt tươi.

    -> Đánh giá: Là thắng địa duy nhất của Đại Việt......

    Câu 4: câu: - "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở".

    - một vị quân vương phải là người biết cương biết nhu. Câu trước. thể hiện sự quyết đoán câu sau thể hiện sự nhường nhịn, tôn trọng quần thần, như thế mới có kết quả tốt.

    Chúc bạn học tốt ngữ văn 8 nhé!

      bởi Nguyễn Tấn Phát 13/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF