Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 8 Bài 27 Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy giúp các em học sinh phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Phản ứng phân hủy là gì và lấy ví dụ minh họa. Củng cố khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp: KClO3 và MnO2.
-
Bài tập 1 trang 94 SGK Hóa học 8
Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
a) Fe3O4.
b) KClO3.
c) KMnO4.
d) CaCO3.
e) Không khí.
g) H2O.
-
Bài tập 2 trang 94 SGK Hóa học 8
Sự khác nhau về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?
-
Bài tập 3 trang 94 SGK Hóa học 8
Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa?
-
Bài tập 4 trang 94 SGK Hóa học 8
Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:
a) 48g khí oxi.
b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 94 SGK Hóa học 8
Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng?
b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?
-
Bài tập 6 trang 94 SGK Hóa học 8
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?
b) Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2?
-
Bài tập 27.1 trang 37 SBT Hóa học 8
Cho các phản ứng sau:
(1) 2NaNO3 to ⟶ 2NaNO2 + O2↑
(2) 2H2O điệnphân ⟶ 2H2 + O2↑
(3) CaO + CO2 → CaCO3
(4) ZnS + 3O2 to ⟶ 2ZnO + 2SO2↑
(5) K2O + H2O → 2KOH
(6) 2HNO3 to ⟶ 2NO2 + H2O + 12O2↑
Số phản ứng thuộc loại phản ứng phân hủy là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Bài tập 27.2 trang 37 SBT Hóa học 8
Trong bài thực hành thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Có 4 học sinh A, B, C, D đã lắp ráp dụng cụ thí nghiệm như sau đây. Hãy cho biết học sinh nào lắp ráp đúng? Giải thích. Xác định công thức các chất 1,2,3 có trong hình vẽ của thí nghiệm.
-
Bài tập 27.3 trang 38 SBT Hóa học 8
Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:
2H2O điện phân → 2H2 + O2
Điền những số liệu thích hợp vào chỗ trống trong bảng dưới đây:
H2O đã dùng H2 tạo thành O2 tạo thành a) 2mol ……mol ……mol b) ……mol ……..g 16g c)…….mol 10g ……g d) 45g ……….g ……g e) ……g 8,96lit(đktc) …….lit(đktc) f) 66,6g ………g ………lit(đktc) (Giả sử phản ứng điện phân nước xảy ra hoàn toàn).
-
Bài tập 27.4 trang 38 SBT Hóa học 8
a) Trong những chất sau, những chất nào được dùng để điều chế khí oxi? Viết phương trình phản ứng và nêu điều kiện phản ứng: CuSO4; KClO3; CaCO3; KMnO4; H2O; K2SO4; HgO
b) Tất cả các phản ứng điều chế O2 có thể gọi là phản ứng phân hủy không? Hãy giải thích.
-
Bài tập 27.5 trang 38 SBT Hóa học 8
Để điều chế một lượng lớn oxi trong công nghiệp người ta dùng những phương pháp nào và bằng những nguyên liệu gì?
-
Bài tập 27.6 trang 38 SBT Hóa học 8
Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế oxi. Chất nào tạo ra nhiều khí O2 hơn.
a) Viết phương trình phản ứng và giải thích.
b) Nếu điều chế dùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn? Biết rằng giá KMnO4 là 30.000 đ/kg và KClO3 là 96.000 đ/kg.
-
Bài tập 27.7 trang 38 SBT Hóa học 8
Dùng 3,2 kg khí oxi để đốt cháy khí axetilen. Hỏi với lượng khí oxi như trên, có thể đốt cháy bao nhiêu m3 khí axetilen ( đktc).
-
Bài tập 27.8 trang 38 SBT Hóa học 8
Đốt cháy hoàn toàn 5,4g Al.
a) Tính thể tích oxi cần dùng.
b) Tính số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng oxi trên.
-
Bài tập 27.9 trang 39 SBT Hóa học 8
Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi CaCO3. Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là:
A. 0,252 tấn.
B. 0,378 tấn.
C. 0,504 tấn
D. 0,606 tấn.
(Biết hiệu suất phản ứng là 100%).