OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 8 Bài 3: Bài thực hành 1


Bài thực hành 1 giới thiệu một số dụng cụ đơn giản, hay sử dụng trong các thí nghiệm hóa học và các quy tắc an toàn. Bài học cũng trình bày hai thí nghiệm về nhiệt độ nóng chảy, lọc tách chất khỏi hỗn hợp là Theo dõi sự nóng chảy của các chất Parafin và lưu huỳnh; Tách riêng mỗi chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giới thiệu một số dụng cụ thực hành thí nghiệm cơ bản trong Phòng thí nghiệm Hóa học

Một số dụng cụ thí nghiệm

Hình 1: Một số dụng cụ thí nghiệm

(1) Ống nghiệm thủy tinh

(2) Cốc thủy tinh có chia vạch 200ml

(3) Đũa thủy tinh

(4) Phễu thủy tinh

(5) Kẹp gỗ

(6) Đèn cồn

1.2. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

  • 1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

  • 2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

  • 3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

  • 4) Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

  • 5) Phải mang kính bảo hộ.

  • 6) Phải cột tóc gọn lại.

  • 7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

  • 8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.

  • 9) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

  • 10) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

  • 11) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

  • 12) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

  • 13) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

2.1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất Parafin và lưu huỳnh

  • Thao tác tiến hành thí nghiệm:

    • Bước 1: Lấy một ít parafin (nói đơn giản là sáp nến) và bột lưu huỳnh cho vào 2 ống nghiệm.

    • Bước 2: Đặt đứng 2 ống nghiệm và nhiệt kế vào một cốc nước. Đặt lót bên dưới cốc thủy tinh miếng Amiăng và đặt trên kiềng ba chân (mục đích phân tán nhiệt để nhiệt độ không tập trung vào đáy cốc, gây vỡ, nứt, đổ hóa chất ra nguy hiểm)

    • Bước 3: Đun nóng bằng ngọn lửa đèn cồn (muốn tắt ngọn lửa đèn cồn tuyệt đối không dùng miệng thổi, chỉ cần lấy nắp đèn cồn đậy lại). Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế, quan sát sự nóng chảy

    • Bước 4: Khi nước sôi thì ngừng đun.

  • Các em chú ý quan sát thí nghiệm thông qua video sau đây:

Video 1: Sự nóng chảy của Prafin và lưu huỳnh

  • Hiện tượng: 

    • ở nhiệt độ khoảng 420C parafin bắt đầu nóng chảy.                                

    • Khi nước sôi~1000C lưu huỳnh vẫn chưu nóng chảy               

  • Nhận xét: Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của paraphin. 

  • Giải thích:  

    • Nhiệt độ nóng chảy của parafin = 42 - 62oC.

    • Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh = 113oC.

    • Khi nước sôi thì lưu huỳnh không nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh lớn hơn nhiệt độ của nước sôi (113oC > 100oC).    

2.2. Thí nghiệm 2: Tách riêng mỗi chất từ hỗn hợp muối ăn và cát        

  • Thao tác tiến hành thí nghiệm:     

    • Bước 1: Bỏ hỗn hợp muối ăn + cát vào nước rồi khuấy đều

    • Bước 2: Dùng bông nhét vào phễu (chú ý độ chặt và dày của bông, vì chặt quá thì nước không thấm qua bông để thu lại trong cốc được, mà lỏng quá thì trong cốc sẽ có lẫn cát) rồi đổ hỗn hợp vào.

    • Bước 3: Dùng ngọn lửa đèn cồn đun đến 1000C để nước bay hơi hết, ta thu được muối.

  • Các em chú ý quan sát thí nghiệm thông qua video sau đây: (thí nghiệm sử dụng những dụng cụ đời sống hơn thay vì ống nghiệm, kẹp gỗ như trong phòng thí nghiệm. Các em xem tham khảo nhé)

Video 2: Thí nghiệm tách muối ra khỏi hỗn hợp muối ăn + cát + nước

  • Nhận xét: Khi lọc thu được cát trên bông và dung dịch muối ăn trong suốt. Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.
ADMICRO

3. Luyện tập Bài 3 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Một số dụng cụ đơn giản
  • Cách sử dụng trong các thí nghiệm hóa học và các quy tắc an toàn

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 3 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 3.

Bài tập 1 trang 13 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 13 SGK Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 3 chương 1 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF