Bài học giúp học sinh phân biệt được vật thể (vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, các vật thể nhân tạo được hình thành từ vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp các chất. Biết cách (quan sát, làm thí nghiệm) để nhận ra các chất, mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chất có ở đâu?
Hình 1: Một số ví dụ về vật thể
-
Một số vật thể : Cây, núi, sông, đá núi, bàn, ghế, sách, ấm đun nước, bình gas ...
-
Phân loại theo 2 loại:
-
Vật thể tự nhiên : Cây, núi, sông, đá núi.
-
Vật thể nhân tạo : Bàn, ghế, sách, bình gas, ấm đun nước. (Nồi làm từ nhôm, cửa sổ làm từ thép, dây điện làm từ đồng, lốp xe làm từ cao su...)
-
1.2. Tính chất của chất
1.2.1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
Tính chất vật lí: Trạng thái (hay thể) rắn, lỏng, khí; màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác); nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Tính chất hóa học: Khả năng biến đổi thành chất khác như bị phân hủy, tính cháy được,...
- Quan sát (giúp biết được một số tính chất bề ngoài của nó)
- Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng tươi
- Đồng là kim loại có màu đỏ
- Nhôm là kim loại có màu trắng
Hình 2: Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng tươi
Hình 3: Cây bonsai bằng kim loại Đồng
- Dùng dụng cụ đo:
Hình 4: Nhiệt kế thủy ngân phòng thí nghiệm
- Làm thí nghiệm: Những tính chấy như có tan trong nước hay không. có dẫn điện hay không thì phải thử, tức là làm thí nghiệm.
1.2.2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
-
Giúp phân biệt chất này với chất khác
-
Biết cách sử dụng chất
-
Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
1.3. Chất tinh khiết
1.3.1. Hỗn hợp
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn nhau gọi là hỗn hợp.
- Ví dụ: Nước khoáng, nước muối, nước đường...
Hình 5: Sự khác nhau giữa nước tinh khiết và nước khoáng
1.3.2. Chất tinh khiết
- Chất tinh khiết là chất không pha trộn với bất kì chất nào khác.
- Ví dụ: Nước cất
1.3.3. Tách chất ra khỏi dung dịch
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
- Ví dụ: Tách muối ra khỏi hỗn hợp muối + nước ta đun sôi hỗn hợp, nước bốc hơi đi, còn lại chất rắn màu trắng là muối.
Hình 6: Ánh nắng mặt trời hong khô nước biển làm cho nước bốc hơi, thu được muối
1.4. Tổng kết
Hình 7: Sơ đồ tư duy hóa 8 bài Chất
Bài tập minh họa
Bài 1:
Hãy so sánh các tính chất: màu, mùi, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất: muối ăn, đường và than.
Hướng dẫn:
+ Giống nhau: Trạng thái của chất (rắn).
+ Khác nhau :
|
Muối |
Đường |
Than |
Màu |
Trắng |
Trắng |
Đen |
Vị |
Mặn |
Ngọt |
Không có |
Tính tan |
Tan được trong nước |
Tan được trong nước |
Không tan |
Tính cháy |
Không có |
Không có |
Có |
3. Luyện tập Bài 2 Hóa học 8
Sau bài học cần nắm:
- Vật thể (vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo), vật liệu và chất.
- Biết cách (quan sát, làm thí nghiệm) để nhận ra các chất, mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định.
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 2 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Vật thể nhân tạo là
- A. con trâu
- B. con sông
- C. xe đạp
- D. con người
-
Câu 2:
Vật thể tự nhiên là
- A. hộp bút
- B. máy điện thoại
- C. nồi cơm điện
- D. sao hôm
-
Câu 3:
Chất tinh khiết là chất
- A. có tính chất không đổi
- B. có lẫn thêm vài chất khác
- C. gồm những phân tử đồng dạng
- D. không lẫn tạp chất
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 2.
Bài tập 1 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 6 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 7 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 8 trang 11 SGK Hóa học 8
Bài tập 2.1 trang 3 SBT Hóa học 8
Bài tập 2.2 trang 3 SBT Hóa học 8
Bài tập 2.3 trang 3 SBT Hóa học 8
Bài tập 2.4 trang 3 SBT Hóa học 8
Bài tập 2.5 trang 4 SBT Hóa học 8
Bài tập 2.6 trang 4 SBT Hóa học 8
Bài tập 2.7 trang 4 SBT Hóa học 8
Bài tập 2.8 trang 4 SBT Hóa học 8
4. Hỏi đáp về Bài 2 chương 1 Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.