Bài tập 1 trang 189 SGK Hóa học 12 nâng cao
Hãy cho biết:
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
Câu a:
Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn
- Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.
Câu b:
Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt
- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.
→ Sắt thuộc nhóm nguyên tố d
Câu c:
- Tính chất hóa học cơ bản của sắt
- Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.
Fe + S → FeS (đk: nhiệt độ)
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (đk: nhiệt độ)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 141 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 141 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 189 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 31.1 trang 71 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.2 trang 71 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.3 trang 71 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.4 trang 71 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.5 trang 71 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.6 trang 71 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.7 trang 72 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.8 trang 72 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.9 trang 72 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.10 trang 72 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.11 trang 72 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.12 trang 73 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.13 trang 73 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.14 trang 73 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.15 trang 73 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.16 trang 74 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.17 trang 74 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.18 trang 74 SBT Hóa học 12
Bài tập 31.20 trang 74 SBT Hóa học 12
-
Nhúng một lá sắt nhỏ vào dd chứa một trong những chất sau: \(FeCl_3, AlCl_3, CuSO_4, Pb(NO_3)_2, NaCl, HNO_3\) (loãng, dư), \(H_2SO_4\) (đặc, nóng, dư), \(NH_4NO_3, AgNO_3\) thiếu. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe (II) là?
bởi Thu Hang 22/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để hòa tan hoàn toàn m gam bột \(Fe_2O_3\) cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Tính giá trị của m?
bởi truc lam 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho 100ml dung dịch \(FeCl_2\) 1,2M tác dụng với 200ml dung dịch \(AgNO_3\) 2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
bởi Tuấn Huy 22/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FeO vào \(Fe_2O_3\) bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cho một nửa dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Cho một nửa dung dịch B còn lại tác dụng với lượng dư dung dịch \(AgNO_3\), thu được 208,15 gam chất rắn. Giá trị của m là?
bởi bich thu 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, \(Fe_3O_4\) và \(Fe_2O_3\) phản ứng hết với 250 ml dung dịch \(HNO_3\) x mol/lit (loãng), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của \(N^+\)\(^5\). Giá trị của x là:
bởi Pham Thi 22/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% \(Fe_3O_4\) (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là?
bởi An Duy 22/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dung dịch X gồm \(CuCl_2 0,2M; FeCl_2 0,3M; FeCl_3\) 0,3M. Cho m (g) bột Mg vào 100ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4 g chất rắn E. Giá trị của m là:
bởi Tuyet Anh 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khử hoàn toàn 16 gam \(Fe_2O_3\) bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch \(Ca(OH)_2\) dư. Khối lượng kết tủa thu được là?
bởi thu trang 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho bột sắt đến dư vào 200 ml dung dịch \(HNO_3\) 4M (phản ứng giải phóng khí NO), lọc bỏ phần rắn không tan thu được dung dịch X, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
bởi Phạm Khánh Ngọc 22/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nung một mẫu Thép thường có khối lượng 10 gam trong oxi thu được 0,1568 lít khí \(CO_2\). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cacbon có trong mẫu Thép là?
bởi Lan Anh 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đem nung nóng một lượng quặng hematit (chứa \(Fe_2O_3\), có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch \(HNO_3\) loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng \(Fe_2O_3\) (% khối lượng) trong loại quặng hematit này là:
bởi Lê Gia Bảo 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và \(Fe_2O_3\). Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với \(H_2\) là 20,4. Tính giá trị m.
bởi Nguyễn Quang Minh Tú 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời